Nội dung thanh tra/kiểm tra
Việc xác định và công khai chỉ tiêu tuyển sinh gồm các điều kiện bảo đảm xác định chỉ tiêu tuyển sinh; việc thực hiện quy định hiện hành về xác định chỉ tiêu tuyển sinh; kết quả xác định chỉ tiêu các ngành, khối ngành, trình độ đào tạo, hình thức đào tạo;
Việc công bố công khai và giải trình về chỉ tiêu tuyển sinh đã xác định, các tiêu chí xác định chỉ tiêu, chất lượng đào tạo và cam kết chuẩn đàu ra đáp ứng nhu cầu xã hội.
Việc xây dựng và công khai Đề án tuyển sinh theo quy định sẽ thanh/kiểm tra: Đối tượng tuyển sinh; phạm vi tuyển sinh; phương thức tuyển sinh; chỉ tiêu tuyển sinh; tổ chức tuyển sinh; chính sách ưu tiên; lệ phí xét tuyển/thi tuyển; việc điều chỉnh đề án tuyển sinh của cơ sở đào tạo…
Việc tuân thủ quy định về ngưỡng bảo đảm chất lượng đầu vào của các ngành thuộc nhóm ngành đào tạo GV trình độ ĐH và ngành giáo dục MN trình độ cao đẳng năm 2021; các ngành thuộc nhóm nành sức khỏe có cấp chứng chỉ hành nghề trình độ ĐH năm 2021.
Thanh tra/kiểm tra việc tổ chức tuyển sinh
Các điều kiện bảo đảm cho công tác tuyển sinh; Tuyển sinh sử dụng kết quả của Kỳ thi tốt nghiệp THPT;
Tuyển sinh không sử dụng kết quả của Kỳ thi tốt nghiệp THPT (Xét tuyển dựa trên tổ hợp kết quả các môn học ở THPT; Tuyển sinh bằng phương thức thi, kiểm tra riêng);
Việc xác định điểm trúng tuyển; Việc nhập học và kiểm tra hồ sơ thí sinh trúng tuyển.
Thẩm quyền thanh tra/kiểm tra
Chánh Thanh tra Bộ GD&ĐT quyết định thanh tra/kiểm tra và thành lập đoàn thanh tra/kiểm tra công tác tuyển sinh năm 2021 đối với các cơ sở đào tạo.
Trường hợp cần thiết, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT quyết định thanh tra/kiểm tra và thành lập đoàn thanh tra/kiểm tra công tác tuyển sinh.
Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Chủ tịch UBND cấp tỉnh tổ chức kiểm tra công tác tuyển sinh đối với các cơ sở đào tạo trực thuộc theo phân cấp tại Nghị định số 127 của Chính phủ quy định trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục.
Giám đốc đại học, học viện; Hiệu trưởng cơ sở đào tạo ra quyết định thành lập Đoàn thanh tra, kiểm tra công tác tuyển sinh trong đơn vị mình.
Chánh Thanh tra Sở GD&ĐT quyết định thanh tra/kiểm tra và thành lập đoàn thanh tra/kiểm tra công tác tuyển sinh năm 2021;
Trường hợp cần thiết, Giám đốc Sở GD&ĐT quyết định thanh tra/kiểm tra và thành lập đoàn thanh tra/kiểm tra công tác tuyển sinh đối với các cơ sở đào tạo trực thuộc UBND cấp tỉnh theo phân cấp.
Điều kiện, tiêu chuẩn người tham gia thanh tra/kiểm tra
Cán bộ, công chức, viên chức, cán bộ thanh tra chuyên trách, cộng tác viên thanh tra, viên chức cơ hữu của cơ sở đào tạo thuộc các đơn vị tham gia thanh/kiểm tra phải đảm bảo điều kiện, tiêu chuẩn:
Có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, có ý thức trách nhiệm, liêm khiết, trung thực, công minh, khách quan; Nắm vững Quy chế tuyển sinh, quy trình nghiệp vụ thanh tra/kiểm tra và các văn bản có liên quan.
Những người có người thân (con, vợ, chồng, bố, mẹ, anh chị, em ruột của mình và của vợ hoặc chồng) thi tuyển hay xét tuyển vào trường năm học 2021 không được tham gia công tác thanh tra/kiểm tra công tác tuyển sinh năm 2021 tại trường đó.
Không bố trí tham gia công tác thanh tra/kiểm tra tuyển sinh đối với người đang trong thời gian bị kỷ luật hoặc đang trong quá trình xem xét trách nhiệm liên quan đến tiêu cực về thi, tuyển sinh.
Hoạt động thanh tra, kiểm tra của cơ sở đào tạo
Đoàn thanh tra/kiểm tra thực hiện nhiệm vụ độc lập với Hội đồng tuyển sinh. Quy trình thanh tra thực hiện theo quy định tại Điều 22 Thông tư số 23/2016/TT-BGDĐT…
Căn cứ Đề án tuyển sinh của cơ sở đào tạo, Phòng/Ban thanh tra nội bộ, cán bộ thanh tra chuyên trách có trách nhiệm tham mưu, lựa chọn nội dung thanh tra/kiểm tra phù hợp với từng công đoạn của quá trình tuyển sinh giúp Hiệu trưởng xây dựng kế hoạch, dự thảo quyết định thành lập Đoàn thanh tra, kiểm tra; tổ c hức tập huấn về công tác thanh tra/kiểm tra thi;
Theo dõi đôn đốc việc thực hiện kết luận, kiến nghị sau thanh tra, kiểm tra; tham mưu việc giải quyết khiếu nại, giải quyết tố cáo theo quy định của pháp luật…
Công tác thanh tra, kiểm tra công tác tuyển sinh trình độ ĐH, trình độ CĐ ngành giáo dục MN năm 2021 được Bộ GD&ĐT hướng tới mục đích: Giúp cơ sở đào tạo tổ chức tuyển sinh thực hiện đúng Quy chế tuyển sinh và các văn bản liên quan, bảo đảm công tác tuyển sinh diễn ra an toàn, nghiêm túc.
Kịp thời nắm bắt thông tin, phản ánh về việc tổ chức tuyển sinh và thực hiện chức trách, nhiệm vụ của tổ chức, cá nhân tham gia công tác tuyển sinh; phòng ngừa, phát hiện xử lý hoặc kiến nghị xử lý sai phạm.
Phát hiện những bất cập trong các văn bản quy phạm pháp luật về công tác tuyển sinh; kiến nghị cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện quy định pháp luật và phương án tuyển sinh.