Theo đó, các tổ chức, cá nhân đề nghị thẩm định sách giáo khoa sẽ đăng ký số lượng, tên bản mẫu sách giáo khoa của môn học, hoạt động giáo dục lớp 4 và các bản mẫu sách giáo khoa môn Ngoại ngữ 1 về Bộ GD&ĐT trước ngày 25/5/2022 (nếu hồ sơ gửi qua bưu điện, thời gian được tính theo ngày của dấu bưu điện đóng trên bưu phẩm) làm căn cứ để Bộ GD&ĐT tiếp nhận hồ sơ đề nghị thẩm định bản mẫu sách giáo khoa.
Hồ sơ đề nghị thẩm định sách giáo khoa sẽ thực hiện theo quy định tại Điều 17 Thông tư 33 và Thông tư 05, trong đó số lượng bản mẫu; thuyết minh về bản mẫu sách giáo khoa đề nghị thẩm định (tên sách giáo khoa; phân công nhiệm vụ và trách nhiệm của tổng chủ biên, chủ biên, nếu sách có tổng chủ biên, chủ biên, tác giả; mục đích biên soạn, đối tượng và phạm vi sử dụng; cấu trúc, nội dung; báo cáo quá trình và kết quả thực nghiệm; báo cáo việc tổ chức lấy ý kiến và tiếp thu các ý kiến nhận xét đánh giá bản mẫu sách giáo khoa của giáo viên, giảng viên, các nhà khoa học, nhà giáo dục);
Bản phân phối chương trình đối với mỗi bản mẫu sách giáo khoa được quy định: Tương ứng với mỗi bản mẫu sách giáo khoa của mỗi môn học: Toán, Tiếng Việt 20 bộ; các môn học, hoạt động giáo dục còn lại 15 bộ.
Mẫu đơn đề nghị thẩm định sách giáo khoa thực hiện theo quy định tại Thông tư 33. Thời gian và địa điểm tiếp nhận hồ sơ từ ngày 1/7 đến hết ngày 5/7 trong giờ hành chính. Nếu hồ sơ gửi qua bưu điện, thời gian được tính theo ngày của dấu bưu điện đóng trên bưu phẩm.
Địa điểm tiếp nhận tại Bộ GD&ĐT; Đơn vị tiếp nhận hồ sơ: Vụ Giáo dục Tiểu học, Bộ GD&ĐT. Trình tự giải quyết hồ sơ thực hiện theo quy định tại Điều 20 Thông tư 33.