Bộ GD&ĐT thông tin về thiết kế môn Lịch sử trong chương trình THPT

0:00 / 0:00
0:00

GD&TĐ - Việc thiết kế môn Lịch sử trong Chương trình giáo dục cấp THPT bao gồm cả phần bắt buộc và lựa chọn một cách hợp lý, khoa học, đảm bảo hiệu quả cao nhất trong việc giáo dục truyền thống và phát triển nhân cách cho học sinh.

Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ trao đổi thông tin họp báo Chính phủ chiều 3/8
Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ trao đổi thông tin họp báo Chính phủ chiều 3/8

Tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 7 (chiều 3/8), phóng viên đặt vấn đề về việc Bộ GD&ĐT đã triển khai thực hiện Nghị quyết số 63/2022/QH15 Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khoá XV về điều chỉnh môn Lịch sử như thế nào.

Trao đổi về vấn đề này, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Hữu Độ thông tin, thực hiện Nghị quyết số 63/2022/QH15 Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khoá XV (Nghị quyết số 63), Bộ GD&ĐT đã thành lập Ban phát triển Chương trình giáo dục phổ thông, Ban phát triển Chương trình môn Lịch sử, Hội đồng thẩm định nội dung điều chỉnh Chương trình tổng thể.

Bộ đã tổ chức xây dựng Chương trình môn Lịch sử theo đúng tinh thần của Nghị quyết số 63. Theo đó, việc thiết kế môn Lịch sử trong Chương trình giáo dục cấp THPT bao gồm cả phần bắt buộc và lựa chọn một cách hợp lý, khoa học, đảm bảo hiệu quả cao nhất trong việc giáo dục truyền thống và phát triển nhân cách cho học sinh.

Họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 7/2022 diễn ra chiều 3/8

Họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 7/2022 diễn ra chiều 3/8

Chương trình Giáo dục phổ thông môn Lịch sử cấp THPT được biên soạn rất công phu, nghiêm túc, bảo đảm chất lượng. Trong quá trình tổ chức thực hiện, trên cơ sở lắng nghe ý kiến của các tầng lớp nhân dân, cử tri và thực hiện Nghị quyết số 63/2022/QH15 ngày 16/6/2022 của Quốc hội về môn Lịch sử, Bộ GD&ĐT đã giao cho Ban phát triển Chương trình môn học Lịch sử cấp THPT trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018 thực hiện việc rà soát, điều chỉnh Chương trình môn Lịch sử.

Trước đó, Bộ GD&ĐT phối hợp với Ban phát triển Chương trình giáo dục phổ thông, Ban phát triển Chương trình môn Lịch sử và Hội đồng thẩm định đã xây dựng phương án để báo cáo Chính phủ. Bộ đã tiến hành quy trình các bước chặt chẽ, nghiêm túc.

“Ngay trong ngày hôm nay (3/8), Bộ GD&ĐT đã ban hành Thông tư số 13/2022/TT-BGDĐT sửa đổi, bổ sung một số nội dung trong Chương trình giáo dục phổ thông ban hành kèm theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018 (gọi tắt là Chương trình GDPT 2018). Thông tư có hiệu lực kể từ ngày ký” – Thứ trưởng thông tin, đồng thời khẳng định: Việc sửa đổi, bổ sung trên cơ sở đảm bảo giữ ổn định về quan điểm, mục tiêu, cấu trúc, lộ trình triển khai thực hiện của Chương trình giáo dục phổ thông 2018.

Đối với Chương trình môn Lịch sử cấp THPT: Lịch sử là môn học bắt buộc đối với tất cả học sinh, có thời lượng là 52 tiết/năm (được điều chỉnh từ thời lượng 70 tiết/năm). Chuyên đề học tập lựa chọn Lịch sử gồm 35 tiết/năm (Theo Thông tư 32/2018).

“Việc điều chỉnh chương trình đảm bảo sử dụng được sách giáo khoa lớp 10 đã biên soạn. Giáo viên đã được tập huấn thực hiện Chương trình 70 tiết/năm, nên đủ năng lực để dạy 52 tiết/năm (trong số 70 tiết/năm). Dự kiến, trong tháng 8, Bộ GD&ĐT sẽ tiếp tục tập huấn giáo viên cốt cán để triển khai tập huấn đại trà” – Thứ trưởng cho hay.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Truy lùng quốc tế

GD&TĐ - Nga đang triển khai chiến dịch truy lùng ráo riết tại một số nước để bắt các nghi phạm liên quan vụ khủng bố đẫm máu tại Moscow.