Bộ GD&ĐT hướng dẫn thanh tra, kiểm tra công tác tuyển sinh Đại học, Cao đẳng, ngành Giáo dục Mầm non năm 2022

0:00 / 0:00
0:00

GD&TĐ - Bộ GD&ĐT đã có văn bản số 3738 hướng dẫn thanh tra, kiểm tra công tác tuyển sinh Đại học, Cao đẳng, ngành Giáo dục Mầm non năm 2022.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Theo đó hướng dẫn các Bộ, cơ quan ngang Bộ; UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Các Đại học, học viện, trường Đại học; Các cơ sở đào tạo sĩ quan có đào tạo trình độ đại học; Trường Cao đẳng tuyển sinh ngành Giáo dục Mầm non; Các sở GD&ĐT các nội dung:

Tiếp tục thực hiện các nội dung về mục đích, yêu cầu, điều kiện tiêu chuẩn của người tham gia hoạt động thanh tra, kiểm tra, thẩm quyền thanh tra, kiểm tra theo quy định tại Công văn số 2909/BGDĐT-TTr của Bộ GD&ĐT.

Hoạt động thanh tra, kiểm tra công tác tuyển sinh ĐH; tuyển sinh CĐ ngành Giáo dục Mầm non năm 2022 bám sát Thông tư số 03/2022/TT-BGDĐT; Thông tư số 08/2022/TT-BGDĐT của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT, cụ thể như:

Việc xác định chỉ tiêu tuyển sinh đối với các trình độ đào tạo, hình thức đào tạo theo quy định tại Điều 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11 Thông tư số 03/2022/TTBGDĐT của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT quy định về việc xác định chỉ tiêu tuyển sinh đại học, thạc sĩ, tiến sĩ và chỉ tiêu tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non, bảo đảm đúng năng lực đào tạo của đơn vị theo quy định.

Chú ý việc thực hiện quy trình xác định chỉ tiêu và công bố chỉ tiêu tuyển sinh; việc thực hiện trách nhiệm giải trình của cơ sở đào tạo trước Bộ GD&ĐT và xã hội theo quy định.

Việc xây dựng, công bố đề án tuyển sinh thực hiện theo quy định tại Điều 11 Thông tư số 08/2022/TT-BGDĐT, trong đó lưu ý các thông tin giới thiệu về cơ sở đào tạo, các ngành và chương trình được phép đào tạo;

Các điều kiện bảo đảm chất lượng và kết quả kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục, kiểm định chương trình đào tạo; tỉ lệ sinh viên tốt nghiệp và tỉ lệ có việc làm phù hợp trình độ chuyên môn của sinh viên tốt nghiệp, thông tin về tuyển sinh chính quy của 2 năm gần nhất.

Thông tin về chi phí đào tạo, mức thu học phí, mức thu dịch vụ tuyển sinh và khoản thu dịch vụ khác cho lộ trình cả khóa học, từng năm học; chính sách học bổng, miễn giảm học phí, hỗ trợ tài chính, chỗ ở ký túc xá và các chính sách ưu đãi, hỗ trợ khác dành cho người học.

Kế hoạch tuyển sinh và phạm vi tuyển sinh các đợt trong năm gồm cả quy định về đối tượng và điều kiện tuyển sinh, phương thức tuyển sinh, tổ hợp xét tuyển và chỉ tiêu tuyển sinh đối với các ngành, chương trình đào tạo; quy trình, thủ tục đăng ký dự tuyển và các thông tin cần thiết khác cho thí sinh.

Các phương án xử lý rủi ro khi triển khai công tác tuyển sinh và cam kết trách nhiệm của cơ sở đào tạo; Việc công bố, công khai, điều chỉnh Đề án tuyển sinh.

Công tác tổ chức tuyển sinh: Việc triển khai tổ chức tuyển sinh, chính sách ưu tiên trong tuyển sinh thực hiện từ Điều 5, 6, 7, 8, 9, 10, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23 Thông tư số 08/2022/TT-BGDĐT.

Việc xây dựng, ban hành quy chế tuyển sinh, văn bản và hướng dẫn tuyển sinh, việc thực hiện quy trình tuyển sinh, kết quả tuyển sinh theo từng phương thức, từng trình độ, ngành/nhóm ngành đào tạo.

Việc tổ chức thi tuyển sinh: Thanh tra, kiểm tra việc tổ chức thi tuyển sinh theo quy định tại Điều 12, 13, 14, 15 Thông tư số 08/2022/TT-BGDĐT, đặc biệt chú ý các khâu ra đề, coi thi, chấm thi, việc bảo đảm an ninh, an toàn kỳ thi.

Quy trình thanh tra: Cơ sở đào tạo tổ chức hoạt động thanh tra tuyển sinh bám sát Thông tư số 23/2016/TT-BGDĐT; quy trình thanh tra bám sát quy định tại Thông tư số 06/2021/TT-TTCP của Thanh tra Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động của Đoàn thanh tra và trình tự, thủ tục tiến hành một cuộc thanh tra...

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ