Bố chồng khó tính, phải làm sao để hòa hợp?

0:00 / 0:00
0:00

GD&TĐ - Khi chị sinh con trai, bố mẹ chồng đã hỗ trợ chị rất nhiều. Bố mẹ đẻ ở xa nên bố mẹ chồng là chỗ dựa duy nhất của chị.

Bố chồng khó tính, phải làm sao để hòa hợp?

Nhưng mọi chuyện không êm đềm kể từ khi bố chồng bắt đầu chỉ trích chị. Ông thường xuyên bình luận gây tổn thương nhắm vào chị, ngay cả khi đó là những điều liên quan đến chồng chị. Vì muốn con trai có mối quan hệ thân thiết với ông bà nội nên chị cố gắng nhẫn nhịn. Chồng chị cũng lắng nghe ​​và ủng hộ chị.

Họ đã có nhiều cuộc nói chuyện và cả hai đều đồng ý rằng bố anh dường như không ghét chị và những điều ông nói không có ác ý, bởi trước khi chị sinh con, chị nhớ rằng ông chưa bao giờ đưa ra bất kỳ nhận xét tiêu cực nào về mình. Giờ đây, trong vai trò một người mẹ, chị càng phải có trách nhiệm duy trì mối quan hệ tốt đẹp với bố mẹ chồng, bất chấp sự khác biệt trong quan điểm.

Chị biết bố chồng từng có một thời gian khó khăn trong công việc nên ông đã bỏ bê bản thân. Ở một mức độ nào đó, điều này không thực sự liên quan đến chị hay cách nuôi dạy con cái của chị. Việc chữa lành cho bố chồng không phụ thuộc vào chị, nhưng dù sao chị cũng phải làm điều gì đó.

Thời điểm căng thẳng nhất, chị đã cố gắng không để cho những nhận xét tiêu cực phá hỏng mối quan hệ tích cực trong gia đình. Nhờ những cuộc trò chuyện và thủ thỉ với chồng, chị mới có thể giải tỏa được ấm ức trong lòng.

Có lần, anh nói: “Anh cũng như em vậy, anh hoàn toàn không biết lý do bố không hài lòng về em. Nhưng ngoài điều đó ra, anh thấy bố thực sự rất yêu quý em. Bố cũng muốn em quan tâm và chú ý đến bố.

Anh phát hiện, cách cư xử của bố thay đổi sau khi chúng ta có con. Biết đâu, sự gắn kết giữa chúng ta và con khiến bố cảm thấy tủi thân vì cho rằng chúng ta không còn quan tâm đến bố như trước nữa. Theo quan sát của anh gần đây, em và bố có một điểm chung: không giao tiếp chân thành với nhau. Em cảm thấy chán nản vì bố đưa ra những nhận xét gay gắt. Nhưng thực tế, có lẽ bố cũng không cảm thấy dễ chịu chút nào.

Anh biết, cả bố và em đều bị mắc kẹt trong một vòng tròn luẩn quẩn. Sự thiếu kết nối giữa em và bố chính là nguyên nhân gây ra những xung đột. Em biết đấy, khi chúng ta không thể giải tỏa được những bức xúc trong lòng, chúng ta thường có nhu cầu tìm kiếm ai đó để kích động phản ứng.

Nhưng dù sao, anh vẫn đứng về phía em vì anh hiểu những gì em đang phải chịu đựng. Chúng ta hãy cố gắng nhìn vấn đề ở góc độ tích cực: không phải bố đang trút giận lên em mà đó là một tín hiệu cho thấy bố đang cố gắng kết nối lại với em. Đón nhận sự trỉ chích của bố một cách nhẹ nhàng sẽ làm dịu phản ứng của em với bố”.

Nghe lời chồng, hôm sau chị quyết định kết nối trở lại với bố chồng bằng sự trợ giúp của... con. Chị đặt con nằm chơi trên chiếc ghế lười và bắt đầu trò chuyện với thằng bé: “Con trai xem này, đây là đồ chơi ông nội mua cho con đấy. Ông nội yêu con biết bao, lúc nào ông cũng nghĩ về con...”.

Khi nói những điều đó, chị không cố gắng để ý phản ứng của bố chồng, nhưng chị cũng đã dự phòng một số phương án. Nếu bố chồng không ngừng chỉ trích, chị sẽ trò chuyện với ông bằng thái độ chân thành và cởi mở. Chị có quyền được biết lý do ông nổi giận với mình. Chị tin chồng và tin vào cảm nhận của mình.

Có lẽ ông chỉ cố tỏ ra giận dữ nhưng thực chất ông rất yêu quý chị. Chị tự nhủ, nếu mình đủ kiên nhẫn, kết quả sẽ khiến mình ngạc nhiên.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Cảnh giác với dòng rip

GD&TĐ - Dòng rip là luồng nước mạnh chảy vuông góc từ bờ ra biển. Hiểu nôm na, đó là một dòng nước chảy xiết nhưng bằng mắt thường rất khó phát hiện.
Học sinh Trường THPT Đức Hợp (Kim Động, Hưng Yên) tham gia trò chơi tại chương trình “Hành trình khởi nghiệp từ THPT” năm 2024. Ảnh: TG

Cách làm mới hỗ trợ khởi nghiệp từ THPT

GD&TĐ - “Hành trình khởi nghiệp từ THPT” là cách làm mới mà nhiều địa phương đã và đang kết hợp với cơ sở GD đại học nhằm hỗ trợ học sinh THPT khởi nghiệp...
Ảnh minh họa.

Cân nhắc khi học trung cấp y

GD&TĐ - Bộ Y tế thông báo không cấp giấy phép hành nghề đối với y sĩ trình độ trung cấp sau ngày 31/12/2026.
Học sinh lớp 1 Trường Tiểu học Võ Trường Toản (quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ). Ảnh NTCC

Hiểu đúng về giai đoạn tiền Tiểu học

GD&TĐ - Nhiều gia đình tìm các lớp học tiền tiểu học nhằm học trước kiến thức mà quên việc quan trọng là trang bị tâm thế, kỹ năng để bắt nhịp với cấp học mới.
Thực phẩm chống đột quỵ giả được bày bán trong cửa hàng nằm bên trong siêu thị Coopmart Thanh Hóa.

Ai chịu trách nhiệm?

GD&TĐ - Công an TP Thanh Hóa vừa phát hiện bắt giữ nhiều sản phẩm là thuốc chống đột quỵ giả bày bán trong siêu thị Coopmart Thanh Hóa.
Hệ thống HIMARS của Ukraine sẽ được sử dụng để phóng ATACMS.

Canh bạc nguy hiểm với ATACMS

GD&TĐ - Theo chuyên gia quân sự kỳ cựu Nga, Andrey Koshkin, hệ thống phòng thủ nhiều tầng của Moscow luôn sẵn sàng đánh chặn mọi tên lửa, kể cả ATACMS tầm xa.
Xe tăng rùa với thiết bị gây nhiễu đặc biệt.

Clip UAV FPV chịu thua xe tăng rùa

GD&TĐ - Máy bay không người lái kamikaze góc nhìn thứ nhất (FPV) của Ukraine đã không hiệu quả khi tấn công những xe tăng rùa của Nga trên chiến trường.