Bỏ biên chế giáo viên phù hợp với thời kỳ hội nhập quốc tế

GD&TĐ - Theo GS Vũ Văn Hóa – Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội: Ý tưởng bỏ biên chế công chức, viên chức giáo viên trong bối cảnh hiện nay là rất tốt, rất phù hợp với thời kỳ hội nhập quốc tế.

Bỏ biên chế giáo viên phù hợp với thời kỳ hội nhập quốc tế

GS Hóa phân tích: Thực tế, ở các nước tư bản, không còn chế độ biên chế như ở nước ta. Các giáo viên đều làm theo chế độ ký kết hợp đồng với bản mô tả công việc cụ thể dành cho họ. Trên cơ sở đó, giáo viên thực hiện các nhiệm vụ theo mô tả công việc được thỏa thuận trong bản hợp đồng giữa hai bên.

    “ Xét trong bối cảnh nước ta hiện nay, đề xuất của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ về việc bỏ biên chế giáo viên, chuyển sang ký kết hợp đồng lao động là hợp lý” – GS Vũ Văn Hóa nhận xét.

Cũng theo GS Hóa, ai cũng biết, chất lượng giáo dục phụ thuộc phần lớn vào đội ngũ giáo viên. Giáo viên có giỏi thì mới có trò giỏi. Vì vậy, chúng ta cần tạo ra một cú hích để ngày càng có nhiều giáo viên giỏi, trò giỏi. Muốn vậy, chúng ta cần tạo môi trường bình đẳng, khách quan và công tâm để tất cả giáo viên đều được tham gia và cống hiến. Lúc đó, ai giỏi, ai kém sẽ bộc lộ.

“Đã đến lúc chúng ta phải nhìn thẳng vào sự thật là hiện vẫn còn có những giáo viên yếu kém, nhưng vì chính sách biên chế, vì tư tưởng nhân văn nên chúng ta không thể sa thải họ. Điều này có lợi cho họ nhưng có hại cho cả một thế hệ. Vì vậy, đã đến lúc chúng ta phải đổi mới tư duy, đổi mới cơ chế để tạo động lực cho các giáo viên phấn đấu, để những giáo viên giỏi thực sự được trọng dụng. Lúc đó người có tài năng sẽ có vị trí xứng đáng. Và tài năng chính là thước đó để đánh giá chất lượng của giáo viên” – GS Vũ Văn Hóa nêu quan điểm. 

Bỏ biên chế giáo viên phù hợp với thời kỳ hội nhập quốc tế ảnh 1 GS Vũ Văn Hóa.
 “Từ thực tiễn khách quan, thiết nghĩ, việc bỏ chế độ biên chế công chức giáo viên là hợp lý. Song tôi cũng khuyến nghị: Đây là chủ trương liên quan đến con người, nguồn nhân lực của ngành Giáo dục, vì vậy Bộ GD&ĐT cần cân nhắc kỹ lưỡng, thận trọng trong từng bước đi. Bộ cũng cần thành lập Ban nghiên cứu về chủ trương này để có cách làm khoa học đúng và trúng” – GS Vũ Văn Hóa.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ