Bình Trị Thiên gồng mình chống bão dữ

Bình Trị Thiên gồng mình chống bão dữ

(GD&TĐ) - Theo thống kê của Ban chỉ huy PCLB tỉnh Thừa Thiên Huế đến cuối giờ chiều nay  toàn tỉnh đã có hơn 100 ngôi nhà sập và tốc mái. Trong đó riêng thị trấn Lăng Cô đã có 2 ngôi nhà bị sập, 82 ngôi nhà bị tốc mái, trong đó có 30 nhà tại thôn An Cư Tây bị tốc mái nặng, không có khả năng tái phục hồi.

bien quang cao bị gay o Trung Son (Gio Linh)
Biển quảng cáo bị gãy ở Trung Sơn (Gio Linh)

Nhà của đại đội cơ động bộ đội biên phòng tại Lăng Cô cũng bị tốc nửa phần mái, nhà của Đội công tác Điền Hương, Điền Lộc (Đồn biên phòng Phong Hải, huyện Phong Điền) bị tốc mái hoàn toàn.

Tại thị trấn Phú Lộc, bão số 10 cũng đã làm 21 ngôi nhà bị tốc mái, hơn 2.000 cây cao su bị gãy đổ. Xã Phú Diên (Phú Vang) có 7 nhà tốc mái, 7 trụ điện bị gãy…Thiệt hại về giao thông, điện, nông nghiệp, thủy sản chưa thống kê được. Bờ biển tại các xã Vinh Hiền, Vinh Hải,  Quảng Công bị xâm thực sâu vào đất liền từ 10 - 12 m, tổng chiều dài hơn 10 km.

Tại thị trấn Lăng Cô (Phú Lộc), ông Trần Văn Giảng - Chủ tịch UBND thị trấn - cho biết: “Kể từ rạng sáng 30/9 đã có gió mạnh quần thảo nhiều nơi ở thị trấn. Đến chừng giữa trưa, gió quất mạnh đã làm hàng trăm cây xanh, nhà dân, cùng các công trình du lịch bị ngã đổ, tốc mái, hư hại.

Thống kê ban đầu của UBND thị trấn đến 16 giờ chiều cùng ngày, ít nhất 76 ngôi nhà bị tốc mái, 2 ngôi nhà bị sập đổ hoàn toàn; một trường học và một khách sạn cũng bị tốc mái. Về cây cối, từ sáng sớm đến chiều có hàng trăm cây xanh, cột điện bị ngã đổ, đến chiều 30/9 cơ bản đã dọn dẹp, giải phóng xong lòng lề đường cho xe đi lại".

cao su gay o Gio Phong (Gio Linh)
Cao su gãy ở Gio Phong (Gio Linh)

Ông Giảng cho biết thêm, đánh giá được cơn bão mạnh nên ngay trong đêm và rạng sáng 30/9, chính quyền thị trấn Lăng Cô đã tiến hành di dời 75 hộ dân với 165 nhân khẩu ở các vùng xung yếu, ven sườn núi như khu vực Hói Dừa, An Cư Tây, chằng chống gần 500 căn nhà.

Về ghe thuyền, trị trấn đã chỉ đạo quyết liệt, đưa gần 200 chiếc ghe thuyền vào neo đậu an toàn chân cầu hầm Lăng Cô. Về thủy sản, đến nay địa phương Lăng Cô vẫn chưa thống kê được thiệt hại cụ thể. Tuy nhiên, theo thông tin chúng tôi nắm được ban đầu, có hàng chục hồ nuôi tôm, cá bị vỡ đê, thiệt hại hàng trăm triệu đồng của bà con

Qua số liệu thống kê tại tỉnh tại Quảng Trị đã có 12 người bị thương. Trong đó huyện Cồn Cỏ một 100% các trụ sở, nhà dân đều bị tốc mái, nhiều công trình dân sinh bị hư hại, hàng nghìn cây xanh bị gãy đỗ. Tại Vĩnh Linh có 2.000 ha cao su trên tổng số gần 7.000 ha. Đặc biệt tại các xã  ven biển huyện Vĩnh Linh, Gio Linh hàng nghìn cây xanh đổ ngang tất cả các cổng trường học, đồng thời đường giao thông về những xã này đã bị ách tắc do cây cỗi gãy đổ.

cay bi troc re, gay de nha dan o phuong 5 (Dong Ha).IMG_5298.JPG
Cây bị trốc rễ, gãy đè nhà dân ở phường 5 (Đông Hà)

Theo thống kê ban đầu của Ban chỉ huy PCLB xã Vĩnh Linh toàn huyện có 1.500 ngôi nhà bị tốc mái.  Có hơn 5.000 nhà dân bị tốc mái. Tính đến 19 giờ ngày 30/9 toàn tỉnh Quảng Trị đã mất điện hoàn toàn.

Trong lúc đó tại tỉnh Quảng Bình, Đại tá Nguyễn Văn Phúc - Chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng Quảng Bình cho biết, toàn lực lượng đã có 100% quân số lên đường giúp dân chống bão. Lực lượng biên phòng đã di dời hơn 500 hộ dân với 2.071 nhân khẩu vùng xung yếu ở biên giới, vùng biển đến các đồn, trạm biên phòng tránh trú bão.

Toàn tỉnh Quảng Bình đang căng sức phòng chống, tránh trú bão ở khu vực ven biển. Quảng Bình có bờ biển dài trên 200 km nên rất khó khăn trong việc phòng chống bão.

Tính đến 14 giờ ngày 30/9, ngoài số hộ dân do lực lượng biên phòng sơ tán, tỉnh Quảng Bình đã chỉ đạo các ngành, địa phương tiếp tục di dời sơ tán 3.119 hộ cùng 14.019 người dân đến nơi an toàn, trong đó có nhiều địa phương phải sơ tán số dân cư lớn như huyện Quảng Ninh sơ tán 1.000 hộ với 4.000 người dân; Lệ Thủy sơ tán 90 hộ với 409 người; Tuyên Hóa 396 hộ với 1.477 người; Bố Trạch 610 hộ, 3.050 người...

cay coi, cot dien bị gay o Phuong 5 (Dong Ha
Cây cối, cột điện bị gãy

Tỉnh chỉ đạo, căn cứ theo tình hình, đặc điểm của từng địa phương, chủ động tiếp tục di dời dân, đảm bảo an toàn. Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Quảng Bình và công an tỉnh đang huy động 40 ca nô, xuồng máy cùng hàng trăm cán bộ chiến sĩ xuống các địa phương, các vùng xung yếu giúp dân chống bão.

Trong sáng 30/9, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình Nguyễn Hữu Hoài và các Phó chủ tịch đã về các địa bàn xung yếu để chỉ đạo công tác phòng chống bão. Tại cảng Hòn La, Chủ tịch Nguyễn Hữu Hoài đã đề nghị lãnh đạo cảng lên phương án cụ thể, chi tiết phòng chống bão một cách hiệu quả nhất, nhưng phải đảm bảo an toàn tính mạng, tài sản của cải cho cán bộ, công nhân viên và nhà nước.

Nguoi dan cac vung thap trung ven pha Tam Giang duoc di doi den noi o an toan
Người dân các vùng thấp trung ven phà Tam Giang được di dời đế nơi an toàn

Ông Nguyễn Hữu Hoài cũng đã đến xã Quảng Phúc (Quảng Trạch) là xã có 100% bà con giáo dân động viên bà con chằng chống nhà cửa chống bão, sẵn sàng di chuyển người dân vùng nguy hiểm trước khi bão đến.

Minh Ngọc

TIN LIÊN QUAN

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ