Bình đẳng giới trong kỷ nguyên số

GD&TĐ -Việt Nam  được quốc tế đánh giá là quốc gia xóa bỏ khoảng cách giới nhanh nhất trong 20 năm qua. Tuy vậy, Việt Nam vẫn đang đối mặt với nhiều thách thức như mức lương, nguy cơ mất việc làm đối với phụ nữ, đặc biệt trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra mạnh mẽ.

Phụ nữ không có trình độ, lương thấp sẽ phải chịu nhiều tác động trong kỷ nguyên số 4.0
Phụ nữ không có trình độ, lương thấp sẽ phải chịu nhiều tác động trong kỷ nguyên số 4.0

Định kiến giới vẫn nặng nề

Nhận định về thách thức về cân bằng giới hiện nay, Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Nguyễn Thị Hà chỉ rõ sự chênh lệch về vị trí công việc, tham chính, trình độ giữa nam và nữ.

Hiện sự tham gia của phụ nữ trong quản lý và lãnh đạo ở các cấp vẫn còn thấp; Trình độ chuyên môn kỹ thuật của nữ vẫn thấp hơn nam giới; Lao động nữ có thu nhập bình quân thấp hơn nam giới khoảng 10%; Lao động nữ là đối tượng dễ bị rủi ro và tổn thương hơn khi doanh nghiệp có nhu cầu cắt giảm nhân công…

Có tới 98% số doanh nghiệp do nữ làm chủ được nêu trên có quy mô vừa, nhỏ và siêu nhỏ, tập trung vào lĩnh vực thương mại, lợi nhuận thấp... Nữ chủ doanh nghiệp còn nhiều hạn chế về trình độ chuyên môn, kỹ năng quản trị doanh nghiệp, khó khăn trong tiếp cận các nguồn tín dụng chính thức.

Ngoài ra, phụ nữ còn gặp phải những vấn đề khác như bạo lực gia đình, là nạn nhân của buôn bán người, bóc lột lao động, xâm hại tình dục.

Tìm lối ra trong kỷ nguyên số

Cũng theo Thứ trưởng Nguyễn Thị Hà, trong kỷ nguyên số, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0  sẽ có những tác động to lớn đến nhiều mặt đời sống kinh tế - xã hội.    

Để có những kỹ năng mới mà tự động hóa không thể dễ dàng thay thế, như việc ra quyết định, trí tuệ cảm xúc, người lao động cần sự trợ giúp của doanh nghiệp - nơi phụ nữ đang làm việc và các nhà hoạch định chính sách”
 Ông Đào Quang Vinh  

Con người sẽ được giải phóng khỏi những công việc đòi hỏi nhiều sức lực, công việc nặng nhọc, những công việc giản đơn có tính lặp lại cũng như các công việc nội trợ. Từ đó mở ra nhiều cơ hội để phát triển nền kinh tế tri thức, các hình thức kinh doanh mới và đây cũng được coi là cơ hội để cho cả phụ nữ và nam giới tham gia vào thị trường lao động và thúc đẩy bình đẳng giới thực chất.

Làm rõ hơn về nguy cơ phụ nữ phải đối mặt trong kỷ nguyên số, TS Đào Quang Vinh, Viện trưởng Viện Khoa học Lao động và Xã hội khẳng định, lao động nữ, lao động có trình độ thấp và lao động làm những nghề có tiền lương thấp sẽ chịu tác động nhiều nhất. Cụ thể, lao động có trình độ học vấn từ tiểu học trở xuống thuộc nhóm có rủi ro cao hơn 10 - 30% so với lao động có trình độ THPT. Trong khi đó, lao động nữ làm việc trong các ngành có rủi ro cao như trồng trọt, chăn nuôi, dệt may, bán hàng nhiều hơn 2,4 lần so với lao động nam.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Lễ kết nạp đảng viên đối với anh Nguyễn Cảnh Cường (bìa trái) - Giám đốc thú y cụm trang trại 2 kiêm chuyên gia thú y của Dự án chăn nuôi bò sữa TH ở Nga.

Phía sau những ly sữa tươi sạch

GD&TĐ - Một trong những yếu tố căn bản phía sau làm nên thương hiệu sữa tươi TH chính là kinh nghiệm trong công tác xây dựng Đảng của Đảng bộ Công ty.