Biện pháp kết nối kiến thức với thực tế trong dạy hình học

0:00 / 0:00
0:00

GD&TĐ - Cô Nguyễn Kiều Oanh chia sẻ các biện pháp giúp kết nối kiến thức hình học lớp 5 với thực tế cuộc sống trong tổ chức dạy học dạy học.

Học sinh Trường Tiểu học Dĩnh Trì hứng thú giải quyết vấn đề gắn liền với cuộc sống trong giờ hình học.
Học sinh Trường Tiểu học Dĩnh Trì hứng thú giải quyết vấn đề gắn liền với cuộc sống trong giờ hình học.

Là giáo viên Trường Tiểu học Dĩnh Trì (TP Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang), cô Nguyễn Kiều Oanh đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh chu kỳ 2020-2024, giáo viên chủ nhiệm lớp giỏi cấp thành phố 2022-2023..

Làm rõ ứng dụng của hình học trong cuộc sống

Biện pháp đầu tiên, theo cô Nguyễn Kiều Oanh là cần giúp học sinh nhận thấy rõ các ứng dụng của hình học lớp 5 trong cuộc sống hàng ngày

Thông qua quan sát các sự vật, hiện tượng, học sinh nhận ra được các lý thuyết toán học gắn liền với thực tiễn, gắn liền với đời sống. Từ đó các em dễ cảm nhận, lĩnh hội, gây được sự hứng thú, kích thích được hoạt động nhận thức của học sinh. Học sinh được thực hành, qua đó tiếp thu kiến thức một cách dễ dàng, tự nhiên.

Khi dạy học, giáo viên có thể sử dụng các vật thật như hộp phấn, hộp khẩu trang, lon nước, quả bóng… sau đó cho học sinh quan sát, nhận biết, tìm hiểu. Kết hợp cho học sinh xem hình ảnh không gian về hình hộp chữ nhật, hình lập phương để khắc sâu những đặc điểm, tránh nhầm lẫn hoặc mơ hồ về các hình.

Quá trình thực hành thao tác trên các vật thật giúp học sinh phát huy tính tích cực, sáng tạo và hứng thú hơn trong học tập có cơ hội được phát triển năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học.

Học sinh khám phá các yếu tố hình học từ cuộc sống.

Học sinh khám phá các yếu tố hình học từ cuộc sống.

Tổ chức các hoạt động thực hành, hoạt động trải nghiệm

Các hoạt động này, theo cô Nguyễn Kiều Oanh, có thể được tiến hành trong các giờ học toán, nhưng cũng có thể được các giáo viên khác tiến hành trong khi dạy học các bộ môn đó.

Ví dụ, sau khi học xong bài “Hình hộp chữ nhật. Hình lập phương”, giáo viên có thể giao cho học sinh về nhà làm chiếc hộp hình chữ nhật, hình lập phương để làm quà tặng bạn bè, làm hộp đựng đồ dùng,...

Với các tiết thực hành, giáo viên cần chuẩn bị chu đáo và có phương pháp tổ chức lớp học để tất cả các học sinh tham gia tích cực.

Cùng với hoạt động thực hành, để nâng cao chất lượng học tập cần quan tâm tổ chức các hoạt động trải nghiệm.

Khi tổ chức hoạt động trải nghiệm, giáo viên lựa chọn những nội dung để học sinh cả lớp được tham gia; khuyến khích, động viên và tạo cơ hội để các em được tham gia bàn bạc, từ chuẩn bị đến thực hiện và có viết thu hoạch cho bản thân sau mỗi hoạt động.

Nội dung các buổi trải nghiệm thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau như nói chuyện (về lịch sử toán, các phát minh toán học, ứng dụng toán học); tổ chức các cuộc thi “Toán học vui”, thi sáng tác thơ về toán học, ... Qua các buổi trải nghiệm, học sinh thấy môn Toán thú vị hơn, gần gũi hơn và toán học luôn gắn liền với cuộc sống hằng ngày.

Học sinh hứng thú giải quyết vấn đề gắn liền với cuộc sống.

Học sinh hứng thú giải quyết vấn đề gắn liền với cuộc sống.

Thường xuyên liên hệ các bài toán có yếu tố hình học gắn với thực tiễn

Với biện pháp này, cô Nguyễn Kiều Oanh lưu ý khai thác triệt để các tình huống trong thực tiễn vào các tiết dạy học bài mới. Sau khi gợi động cơ, giáo viên có thể dùng chính những tình huống này để giúp học sinh hình thành kiến thức mới. Tình huống cần xuất phát ngắn gọn, gần gũi dễ hiểu đối với học sinh.

Ví dụ, sau khi học xong bài “Hình tam giác”, giáo viên có thể yêu cầu học sinh vẽ một biển báo giao thông có dạng hình tam giác, nêu tên và ý nghĩa của biển báo đó.

Học sinh sẽ thấy thú vị khi áp dụng được kiến thức đang học vào vấn đề thực tế mà các em có thể quan sát hàng ngày lại vừa phát triển tư duy tích cực, độc lập sáng tạo và có tiềm năng vận dụng tri thức vào những tình huống mới.

Hoặc, bài 2 SGK Toán 5 trang 110 “Một người thợ gò một cái thùng không nắp dạng hình hộp chữ nhật có chiều dài 6dm, chiều rộng 4dm và chiều cao 9dm. Tính diện tích tôn dùng để làm thùng (không tính mép hàn)”.

Giáo viên có thể thay bài toán này như sau: “Bạn Lan làm một cái hộp đựng đồ chơi dạng hình hộp chữ nhật không có nắp có chiều dài là 18dm, chiều rộng là 12,5dm và chiều cao là 8dm. Tính diện tích bìa bạn Lan cần dùng để làm chiếc hộp đó (không tính mép dán)".

Tuy nhiên, các bài toán thực tế đưa ra cần đảm bảo tính chân thực, gần gũi với đời sống học sinh, không đòi hỏi quá nhiều tri thức bổ sung, con đường từ lúc đưa ra vấn đề cho đến lúc giải quyết vấn đề càng ngắn càng tốt. Giáo viên hướng dẫn học sinh quy trình rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức một cách khoa học, logic, dễ áp dụng.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa: Vietpink

Lạc quan xây hạnh phúc

GD&TĐ - Chị đang lúi húi dưới bếp chuẩn bị bữa cơm chiều, nghe tiếng gọi hoảng hốt của mấy đứa nhỏ đang chơi ngoài ngõ vội chạy ra.