Bí quyết thành công của cộng đồng học tập

GD&TĐ - "Để hoạt động cộng đồng học tập phát huy hiệu quả, trước hết phải phân loại và từ đó phát huy được cao nhất vai trò của từng yếu tố con người tham gia vào quá trình hoạt động của cộng đồng học tập. Điều đầu tiên cần được nhắc tới, đó là vai trò của lãnh đạo".

Người học là chủ thể chính, họ sáng tạo ra hoạt động. Ảnh minh họa/internet
Người học là chủ thể chính, họ sáng tạo ra hoạt động. Ảnh minh họa/internet

Đó là ý kiến trong bài tham luận của PGS.TS Nguyễn Lân Trung tại Hội thảo "Nâng cao chất lượng dạy học môn tiếng Anh giáo dục trung học vùng Tây Bắc, Tây Nguyên và Tây Nam Bộ".

Nguồn lực của hoạt động cộng đồng học tập

 Học sinh, sinh viên là chủ thể chính, họ sáng tạo ra hoạt động, thực hiện hoạt động và phát triển dần về chuyên môn từ các hoạt động ấy cùng với các năng lực xã hội khác. Đối với các chủ thể này, động cơ, động lực, hứng thú là những yếu tố quan trọng nhất.
PGS.TS Nguyễn Lân Trung

Theo PGS.TS Nguyễn Lân Trung, thực tiễn cho thấy, nếu không tranh thủ được sự đồng tình, ủng hộ của các lãnh đạo thì các hoạt động ngoại khóa, các hoạt động cộng đồng, bên ngoài xã hội sẽ khó có được các điều kiện thuận lợi để hoạt động.

Ở đó, không chỉ những thuận lợi về chủ trường mà còn là những thuận lợi về tận dụng điều kiện vật chất sẵn có hoặc tạo những điều kiện vật chất mới, tạo điều kiện để quan hệ và tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ của các cấp.

Nguồn nhân lực thứ hai là đội ngũ giáo viên, giảng viên. Theo PGS.TS Nguyễn Lân Trung, họ là những người khởi đầu nêu ý tưởng, vạch kế hoạch ban đầu, hỗ trợ về chuyên môn, cố vấn về cách thực hiện, chỉnh sửa và đánh giá kết quả. Có thể nói đội ngũ giáo viên giảng viên đóng một vai trò vô cùng quan trọng.

"Đành rằng sau khi đã đi vào nề nếp thì vai trò của người học là quan trọng nhất nhưng ở những bước khởi đầu, mô hình có thành công hay không phụ thuộc rất nhiều vào sự tâm huyết, sáng tạo và kiên trì của đội ngũ người thầy" - PGS.TS Nguyễn Lân Trung nhấn mạnh.

Nguồn nhân lực thứ ba, mà theo PGS.TS Nguyễn Lân Trung đó là quan trọng nhất, chính là chìa khóa của sự thành công trong mô hình cộng đồng học tập ngoại ngữ. Họ vừa là chủ thể, người kiến tạo hoạt động, đồng thời là người thụ hưởng kết quả của hoạt động, đó chính là những người học.

Phát triển kỹ năng cho người học

Cũng theo PGS.TS Nguyễn Lân Trung, hoạt động chính khóa coi trọng rất nhiều chuẩn đầu ra, còn các hoạt động ngoại khóa, coi trọng năng lực sử dụng ngôn ngữ và các năng lực kĩ năng khác giúp cho người học hình dung một cái chuẩn khác, rất quan trọng khi sau này bước chân vào thị trường lao động, đó là chuẩn tuyển dụng.

Đây chính là động lực thúc đẩy người học phải nỗ lực rất nhiều, tạo động cơ cho người học phấn đấu, vì những mục tiêu hết sức cụ thể. Ngoài các nhà quản lí, đội ngũ giáo viên, giảng viên và người học, những lực lượng khác cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc xây dựng cộng đồng hoạt động ngoại ngữ, những lực lượng này vốn có vai trò nhỏ hơn trong chương trình đào tạo chính khóa.

"Chúng ta có thể kể ra ở đây, yếu tố gia đình, phụ huynh, các tổ chức Đoàn, Hội, các nhà tài trợ, các tổ chức cá nhân trong xã hội. Họ là những người sẽ đóng góp rất nhiều trong việc tạo ra những điều kiện, đặc biệt là các điều kiện vật chất để thực hiện thành công các chương trình bên ngoài lớp họ" - PGS.TS Nguyễn Lân Trung chia sẻ.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Gió mạnh trong cơn bão gây đổ cây, tốc mái.

Khi nào bão thành 'thảm họa'?

GD&TĐ - Có nhiều nguyên nhân khiến một cơn bão trở nên nguy hiểm và gia tăng mức độ gây thiệt hại lên đời sống của con người.

Minh họa/INT

Không thể vì không quản lý được thì cấm!

GD&TĐ - Tình trạng quản không được hoặc khó quản là cấm và cấm được coi là giải pháp nhanh và hiệu quả nhất để giải quyết vấn đề là thực tế đang tồn tại...