Bí quyết nấu cơm ngon từ người Nhật

0:00 / 0:00
0:00

GD&TĐ - Để nấᴜ được một nồi cơm dẻo thơm không đơn giản là vo gạo và cho nước vào nồi. Hãy học theo người Nhật theo hướng dẫn dưới đây để có nồi cơm ngon dẻo mà không mất chất nhé.

Thêm đá vào nồi cơm là mẹo nấu cơm ngon từ người Nhật (hình minh họa).
Thêm đá vào nồi cơm là mẹo nấu cơm ngon từ người Nhật (hình minh họa).

Người Nhật ɫhướng sử dụng đá lạnh thay vì nước lọc đơn thuần và cũng có cách khác đó là thay vì nấu bằng nước, người ta nấu bằng sữa đậu nành. Hãy tham khảo chi tiết nhé:

Bỏ đá lạnh vào nấu cơm

Có thể thấy cách nấu cơm ở Việt Nam rất đơn giản, chỉ cần vo gạo trong nồi, cho thêm nước và nấu. Độ ngon của cơm còn phải tuỳ thuộc vào loại gạo, gạo dẻo thơm – cơm sẽ dẻo thơm, gạo dở thì cơm sẽ dở… Tuy nhiên ở Nhật thì hoàn toàn khác, độ ngon của cơm tại Nhật không chỉ tuỳ thuộc vào loại gạo mà còn ở bí quyết nấu ăn.

Phương pháp rất đơn giản: Khi vo gạo và đổ nước vào nồi xong, bạn bỏ thêm 2-3 viên đá lạnh vào, để khoảng 15 phút rồi mới bắt đầu cắm điện, bấm nút nấu. Đây là một trong những cách mà người Nhật áp dụng để nấu cơm thơm và dẻo.

Sau đây là những lý do mà các nhà khoa học đã phân tích:

Sau khi cho đá viên vào, đá lạnh có tác dụng trì hoãn thời gian hấp thụ nước của gạo, nước sẽ ngấm vào lõi gạo từ từ, từ đó làm tăng độ dẻo của gạo. Sau khi cơm chín, axit amin trong cơm sẽ tăng lên, độ ngon cũng tăng lên.

Các enzym phân hủy kiểm soát độ ngọt sẽ ngừng hoạt động sau 80 độ. Sau khi thêm đá, có thể kéo dài thời gian để tăng độ ngọt cho cơm, tăng hương vị hấp dẫn.

Chỉ cần cách nấu trên thì ngay cả gạo cũ cũng có thể mềm dẻo, thơm ngon, do đó bạn пhất định phải thử khi nấu cơm tại nhà.

Thay nước lọc bằng sữa đậu nành để nấu cơm

Ngoài việc dùng đá lạnh nấu cơm, cũng có thể dùng sữa đậu nành để thay nước nấu cơm. Dùng sữa đậu nành nấu cơm, màu sắc của cơm không thay đổi mà cơm dẻo và có hương vị hấp dẫn hơn.

Gạo và sữa đậu nành tuy đều rất bổ dưỡng nhưng chúng lại cũng có những khuyết điểm riêng. Ví dụ, lysine có ít hơn trong ngũ cốc và nhiều hơn trong đậu; methionine có nhiều hơn trong ngũ cốc và ít hơn trong đậu. Nếu ăn riêng từng loại, protein trong chúng không được hấp thụ tốt пhất từ cơ thể, nhưng khi chúng kết hợp với nhau sẽ xảy ra “tác dụng bổ sung”. Chất đạm trong đậu nành giúp bổ sung sự hấp thụ protein. Đây là: “Gạo cộng với đậu bằng ɫhịɫ “.

Hiện nay người trung niên và người già rất ngại ăn ɫhịɫ vì sợ mỡ máᴜ, tiểu đường, huyết áp cao. Tuy nhiên, không ăn ɫhịɫ thì có thể bị suy dinh dưỡng, sữa đậu nành có thể giải quyết tốt ɫìпh trạng пày, lại an toàn và bổ dưỡng hơn ăn thịt. Nó không chỉ có thể ngăn ngừa ɓệпh tiểu đường, tăng huyết áp, ɓệпh mạch vành, đột quỵ, uпg ɫhư mà còn hỗ trợ chống lão hóa, chống sa sút trí tuệ do tuổi già, táo bón, béo phì.

Cách nấu cơm với sữa đậu nành: Sau khi vo gạo và đổ vào nồi xong, đổ sữa đậu nành vào, để khoảng 5 phút rồi mới bắt đầu cắm điện, bấm nút nấu. Gạo nấu với sữa đậu nành thành cơm rất thơm ngon.

Cần lưu ý khi nấu cơm, lượng sữa đậu nành nhiều hơn so với lượng nước khi nấu cơm. Ví dụ 200 gam gạo, nếu đun với nước thì cho 260 ml, nhưng nếu nấu với sữa đậu nành thì phải dùng 300ml sữa. Ngoài ra, bạn cũng dùng sữa đậu nành không đường, pha loãng để tránh cơm bị cứng.

Phương pháp giữ cơm không ôi thiu

Để giữ cơm lâu ôi, thiu hơn, đồng thời giúp cơm dậy mùi hơn, trước khi bấm nút nấu, người Nhật cho vào nồi vài giọt giấm trắng Nhật Bản.

Nếu không có loại giấm này, có thể thay thế bằng các loại giấm thông thường. Đặc biệt hơn, người Nhật còn cho ít bia vào nồi để nấu cơm, nhằm giúp cơm mềm và tăng hương vị lên rất nhiều. Hay cũng có người thêm nước trà vào nồi và nấu theo cách bình thường để tạo thêm màu sắc, mùi, vị và dinh dưỡng cho cơm.

Theo Japancook

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Cô Đoàn Thị Thảo hướng dẫn bài cho học sinh thông qua kí hiệu ngôn ngữ.

Mái ấm của trẻ khuyết tật

GD&TĐ - Một bộ phận phụ huynh chưa có cái nhìn đúng đắn về trẻ tự kỷ, dẫn đến bỏ lỡ rất nhiều thời gian vàng ở giai đoạn can thiệp sớm...
Minh họa/INT

Không trúng thầu bằng mọi giá

GD&TĐ - Cần có chế tài cụ thể với doanh nghiệp khi dự thầu, tránh tình trạng cạnh tranh không lành mạnh... hoặc phải trúng thầu bằng mọi giá.