Để giải quyết vấn đề này, hãy tìm hiểu xem điều mà các cặp đôi nên làm nhé!
Nói chuyện rõ ràng, thẳng thắn
Bước đầu tiên để lập kế hoạch tài chính thành công với tư cách một cặp vợ chồng là bắt đầu nói chuyện. Các cặp đôi cần phải hiểu rõ ràng về tình hình tài chính của nhau để lập ngân sách bền vững.
Điều đó bao gồm việc 2 cần phải thẳng thắn với nhau về những thứ như: Thu nhập, nợ, thói quen chi tiêu, mục tiêu tiết kiệm và điểm tín dụng. Cần trao đổi thường xuyên bất cứ khi nào có thể và cảm thấy thoải mái để xem xét tình trạng của các mục tiêu trước khi thực hiện bất kỳ sự điều chỉnh nào.
Hai người phải rõ ràng về số tiền nào đang đi vào tài khoản và nó sẽ được chi tiêu như thế nào. Điều đó có nghĩa là theo dõi tất cả chi tiêu của mỗi người trong vài tháng liên tiếp.
Có thể thực hiện công việc theo cách thủ công bằng việc tạo 1 file excel trên máy tính hoặc sử dụng các ứng dụng trực tuyến - tùy theo sở thích và thói quen của từng người.
Theo dõi chi tiêu sẽ cung cấp góc nhìn sâu sắc về thói quen tiêu dùng của mỗi người và xác định được các khoản cần cắt giảm, nếu cần thiết. Hãy nhớ cân nhắc các khoản chi dựa trên quan điểm và sự đồng tình của cả 2 bên.
Hợp nhất hoặc không hợp nhất tài chính không quan trọng, quan trọng là thống nhất quan điểm
Có 3 cách tiếp cận phổ biến khi lập ngân sách chung như sau: hợp nhất mọi thứ với nhau và chia sẻ tất cả thu nhập và chi phí; tạo 1 tài khoản chung mà cả 2 người cùng đóng góp cho các khoản chi phí chung, trong khi đó vẫn duy trì các tài khoản riêng biệt. Hoặc cách thứ 3 là giữ mọi thứ riêng biệt và chia đôi các hóa đơn.
Cặp đôi có thể thanh toán các chi phí kết hợp như: Khoản vay thế chấp và mua thực phẩm sử dụng cho cả gia đình, đồng thời cũng có các tài khoản riêng. Nhiều cặp đôi dù đã là vợ chồng nhưng vẫn thích được kiểm soát tài chính cá nhân của mình. Vì họ có thể sử dụng tiền cá nhân của mình để mua bất kì món đồ nào mà mình thích và có cảm giác như cuộc sống không bị ngột ngạt.
Đối với các cặp vợ chồng quyết định lựa chọn cách này thì nên sử dụng tiền lương làm đại diện để xác định số tiền đóng góp. Ví dụ, nếu một người kiếm được 60% tổng thu nhập của hộ gia đình, họ sẽ đóng góp đủ để trang trải phần trăm đó trong tổng số hóa đơn chung hàng tháng.
Tuy nhiên, nếu có sự chênh lệch lớn về thu nhập, việc chia đều các khoản chi có thể dẫn đến các vấn đề. Nhiều người quyết định chia nhỏ mọi thứ theo tỷ lệ 50-50 và nhận ra vài tháng sau rất dễ xảy ra các vấn đề bất ổn.
Tuy nhiên, cuối cùng vẫn là sự thỏa thuận của mỗi cặp đôi. Họ phải làm sao đi đến đồng nhất về cách thức phân chia. Một khi đã thống nhất, mọi việc sẽ trở nên dễ dàng và cứ theo đó mà thực hiện.
Mục tiêu và cam kết thực hiện
Hai người không cần phải có tất cả các mục tiêu tiết kiệm giống nhau. Hai người có thể có những mục tiêu chung (như mua nhà) và nhiều mục tiêu cá nhân hơn (như quần áo hoặc sở thích riêng).
Song, cần biết rằng, chìa khóa để đạt được những cột mốc quan trọng đó là phải cụ thể: Mục tiêu là gì và cả hai có muốn đạt được nó không?
Có thể có các mục tiêu khác nhau. Nhưng hãy trò chuyện để đảm bảo thói quen chi tiêu phù hợp với các mục tiêu ngắn hạn hoặc dài hạn. Khi nói đến tiết kiệm cho các mục tiêu chung (chẳng hạn như mua xe), mỗi người nên có một tài khoản ngân hàng với số tiền tiết kiệm chung để sử dụng cho các chi tiêu của cả gia đình.
Đừng ngần ngại đề cập đến những vấn đề nêu trên vì sẽ tránh rắc rối sau này. Hãy cứ thẳng thắn và cam kết thực hiện đúng như bản kế hoạch đề ra, chắn chắn các cặp đôi sẽ không bị lúng túng và đi đến ngõ cụt trong hôn nhân chủ đề tài chính.