Cuộc sống với các thiên thần nhỏ đáng yêu có thể trở nên đau khổ khi bé có thói quen khóc lóc để đòi hỏi. Thói quen này bắt đầu sớm nhất là khi con chập chững giao tiếp bằng lời nói và sẽ tiếp tục những tiếng khóc than vãn trong suốt những tháng năm cắp sách đến trường.
Các bác sĩ tâm lý học giải thích rằng bé bắt đầu mè nheo, khóc lóc vì cảm thấy bị bỏ rơi. Chúng làm vậy để thu hút sự chú ý và nếu người lớn chỉ đáp ứng khi đứa trẻ than vãn, hành vi đó lại càng được củng cố và duy trì.
Trẻ em không cố tình như vậy để vòi vĩnh người lớn, tuy nhiên, chúng nghĩ rằng phải biểu lộ hành vi nào đó thì nhu cầu của mình mới được đáp ứng. Trẻ khóc lóc rên rỉ bởi vì trẻ đã mất quyền kiểm soát và cảm thấy không thể đối phó với những gì con đang phải đối mặt. Lúc đó, cha mẹ lại phải đứng trước tình thế rất đáng phân vân: một là làm theo những đòi hỏi của trẻ để trẻ thôi lải nhải, hai là yêu cầu trẻ nín khóc và việc đó càng làm cho trẻ cảm thấy bất lực.
Các bác sĩ tâm lý học giải thích rằng bé bắt đầu mè nheo, khóc lóc vì cảm thấy bị bỏ rơi
Nhưng sự thật là thái độ nghiêm khắc tuyệt đối, quyết không mềm lòng sẽ từng bước giúp con không theo lối suy nghĩ là khóc lóc mới được quà. Dưới đây là một số gợi ý:
Bất cứ khi nào con bắt đầu nhõng nhẽo, bạn nên giữ bình tĩnh và lờ đi mọi hành động của chúng. Việc trở nên giận dữ cũng khiến bé hiểu rằng mình đang thu hút sự chú ý và như thế bé càng hăng say củng cố sự than vãn đó.
Ngay khi những tiếng mè nheo của bé bắt đầu cất lên, mẹ hãy nói với con một cách dứt khoát rằng: "Dừng lại ngay! Mẹ không thích nghe những tiếng khóc lóc van xin. Hãy nói cho mẹ biết con muốn gì một cách ngay ngắn đi nào". Sau đó, mẹ hãy đi chỗ khác, bỏ lơ bé cho đến khi bé chịu nói chuyện bằng giọng điệu có thể chấp nhận được.
Mẹ cũng nên chú ý đến ngôn ngữ cơ thể của mình khi nói chuyện với con. Từ cách nhướn lông mày, cau mày cũng là dấu hiệu cho bé thấy đã thu hút thành công sự chú ý của mẹ. Mẹ hãy nhớ rằng nếu bé không thể có được những gì mình muốn, cuối cùng bé cũng sẽ dừng lại.
Mẹ hãy nhớ rằng nếu bé không thể có được những gì mình muốn, cuối cùng bé cũng sẽ dừng lại.
Bước 2: Dạy cho bé cách "học ăn, học nói"
Đừng cho rằng con sẽ tự biết nói những lời dễ nghe. Bạn phải giải thích cho con rõ ràng rằng cách nói "Con không muốn làm việc này" kèm theo thái độ bướng bỉnh sẽ chẳng khiến ai chú ý. Thay vào đó, đây mới là cách nói đáng yêu: "Mẹ có thể giúp con làm việc này được không?".
Mục tiêu của người cha người mẹ là hướng dẫn, chứ không phải để la mắng hay chê trách con. Ngoài ra, cha mẹ cũng nên tránh mắc phải sai lầm đó là chế nhạo hoặc nhại lại giọng nói khó nghe của con để mua vui.
Mẹ nên ghi nhận những nỗ lực của bé yêu khi bé biết cách nói năng chuẩn mực, lễ phép, nhờ vậy sẽ khuyến khích bé phát huy đức tính tốt đẹp đó. Hãy đáp lại bằng lời khen con: "Cảm ơn con. Con nói chuyện ngoan lắm!" hoặc "Giỏi quá! Cách nói chuyện của con dễ nghe hơn rồi".
Khi mẹ tích cực khen ngợi hành vi tốt của con và dạy con cách nói đúng sẽ dẫn đến kết quả rất tốt đẹp trong tương lai.
Việc các mẹ nên làm là cho trẻ thấy ngay những hậu quả ban đầu để trẻ biết sợ mà thôi năn nỉ ỉ ôi vô ích
Bước 4: Nói trước những hậu quả nếu con cứ mãi lằng nhằng
Ngó lơ sự hờn dỗi của các cậu nhóc/cô bé lắm chiêu chắc chắn sẽ không có hiệu quả lâu dài. Việc các mẹ nên làm là cho trẻ thấy ngay những hậu quả ban đầu để trẻ biết sợ mà thôi năn nỉ ỉ ôi vô ích. Chẳng hạn như khi bé khóc lóc, mè nheo đòi hỏi món đồ chơi gì đó, mẹ hãy "tước đoạt" ngay món quà vặt trên tay bé hoặc tắt ngay chương trình hoạt hình mà bé đang xem, đó chính là những hậu quả ban đầu "đáng sợ" của hành vi hờn dỗi, mè nheo.
Còn nếu cục cưng của bạn dám "làm mình làm mẩy" trước mặt tất cả mọi người, bạn hãy đứng phắt dậy, không cần thuyết giảng gì cả, tỏ ra tức giận và khó chịu, rồi nghiêm khắc ra lệnh cho con đứng dậy đi về ngay. "Con mà rên rỉ thì mẹ con mình sẽ đi về nhà ngay, không chơi bời gì nữa". Hãy nhớ rằng, các biện pháp này chỉ có hiệu quả nếu bạn áp dụng vào thời điểm con thể hiện hành vi không hay đó.