Bí quyết dạy tốt toán phương trình đường thẳng trong không gian

GD&TĐ - Giúp giáo viên dạy tốt toán phương trình đường thẳng trong không gian, Cô Trần Thị Thơm và thầy Hoàng Xuân Thức (Trường THPT Thành Phố - Lai Châu) đã hệ thống hóa các dạng toán và phương pháp giải tương ứng theo chủ đề phương trình đường thẳng trong không gian.

Bí quyết dạy tốt toán phương trình đường thẳng trong không gian

Hai giáo viên cũng thực hiện phân tích trên các bài mẫu và luyện tập giải hệ thống các bài tập cùng dạng (được lựa chọn và sắp xếp nâng dần về độ khó) có lồng ghép những điểm nhấn về kiến thức và phương pháp cần chú ý.

7 dạng toán chính

Cô Trần Thị Thơm và thầy Hoàng Xuân Thức hệ thống hóa các dạng toán theo chủ đề, cụ thể như sau:

Cách sắp xếp trên cơ bản theo hướng từ dễ đến khó, trong đó lồng ghép những điểm nhấn về kiến thức và phương pháp cần chú ý.

Việc hệ thống bài tập được phân chia dạng rõ ràng, phân mức độ từ dễ đến khó như trên đã tạo điều kiện thuận lợi trong giảng dạy trên lớp của GV và tự học ở nhà của HS.

Cô Trần Thị Thơm và thầy Hoàng Xuân Thức cho biết: Việc sắp xếp, thiết kế lại nội dung chương trình dạy học cho từng chủ đề sẽ giúp GV dễ hướng dẫn HS nhận dạng, phân loại cũng như dễ giao việc vừa sức với từng nhóm đối tượng HS (đối tượng nào thì giao nhiệm vụ nấy).

Đồng thời, do việc phân loại đã rất cụ thể, lại có những gợi ý về cách nhớ, cách làm, hiểu được bản chất vấn đề nên GV dễ tập trung rèn luyện kĩ năng dứt điểm đối với từng dạng bài tập thông qua hệ thống ví dụ từ dễ đến khó, song song với hệ thống bài tập tương tự nhằm rèn luyện kĩ năng.

Tuy nhiên, các kĩ năng cần rèn luyện cho HS rất đa dạng và phong phú, vì vậy mỗi GV cần xây dựng hệ thống bài tập cũng như chương trình giảng dạy (số tiết chính khóa, bổ trợ) hợp lí cho từng dạng bài tập để đạt yêu cầu giảng dạy trên lớp, đồng thời hướng dẫn cho HS phương pháp tự học ngoài giờ lên lớp phù hợp và hiệu quả.

Rèn HS kĩ năng giải quyết bài toán phương trình đường thẳng trong không gian

Để rèn luyện kĩ năng giải bài tập toán học cho HS, cần xác định từng kĩ năng cụ thể trong mỗi dạng bài tập và mức độ yêu cầu tương ứng. Một kĩ năng có thể gồm nhiều kĩ năng riêng lẻ. Việc hình thành từng kĩ năng riêng lẻ có thể chia thành các bước như sau:

Bước 1: Giải bài tập mẫu để HS nắm được các thao tác cơ bản (có thể GV trình bày hoặc gợi ý để HS làm).

Bước 2: Luyện tập giải một số bài tập toán học tương tự bài tập mẫu, nhằm giúp HS thành thạo các thao tác cơ bản. Việc luyện tập này có thể tiến hành ngay ở một bài học, cũng có thể rải rác ở một số bài hoặc bài tập ở nhà.

Bước 3: Luyện tập một số bài tập tổng hợp, nhằm rèn luyện cho HS vận dụng phối hợp, linh hoạt các thao tác giải toán. Các bài tập dạng này thường được sắp xếp từ đơn giản đến phức tạp, từ dễ đến khó, giúp HS hình thành và phát triển các kĩ năng ngày một tốt hơn.

Giáo viên thực hiện quy trình rèn luyện các kĩ năng giải toán theo bốn bước như sau:

Bước 1: Trước mỗi dạng toán cần tóm tắt các kiến thức cơ bản cần nhớ (khái niệm, tính chất, định lý…)

Bước 2: Hình thành và rèn luyện cho HS phương pháp giải toán (tri thức

phương pháp) bằng cách: GV minh họa qua các ví dụ, chỉ rõ từng bước thực hiện, từ đó rút ra phương pháp làm với dạng toán đó, cùng với những điểm nhấn về kiến thức và những lưu ý cần thiết để tránh những sai lầm.

Bước 3: Cho HS luyện tập qua một hệ thống các bài toán tương tự, nâng dần về kiến thức, từ dễ đến khó, đủ các dạng, chú ý sửa các sai lầm HS có thể mắc phải.

Bước 4: Luyện tập một số bài tập tổng hợp, nhằm rèn luyện cho HS vận dụng phối hợp, linh hoạt các thao tác giải Toán.

Những lưu ý khi giảng dạy

Giáo viên cần xác định một số kĩ năng học sinh cần rèn luyện:

Kĩ năng xác định vectơ chỉ phương của đường thẳng, kĩ năng lấy 1 điểm thuộc đường thẳng.

Kĩ năng tính toán (tính tích vô hướng, tích có hướng của hai vectơ).

Kĩ năng xét sự cùng phương của hai vectơ. Kĩ năng xét sự đồng phẳng của ba vectơ.

Kĩ năng giải hệ phương trình.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ