Đại học Basel đang cất trữ khá nhiều tài liệu cổ được viết trên giấy cói và trong số đó, có một bản cổ tự nổi tiếng đã tồn tại nhiều thập kỉ, được biết tới với cái tên Văn tự cói Basel – The Basel Papyrus. Luật sư và cũng là nhà sưu tập tác phẩm nghệ thuật Basilius Amerbach đã mua lại bản ghi chép trên giấy niên đại 2.000 năm và được trường đại học bảo quản từ thể kỉ 16. Suốt 500 năm, không ai có thể dịch bản cói này ra.
Những kí tự trên bản giấy cói giống với ngôn ngữ Hy Lạp cổ đại, được dùng nhiều trong thời La Mã cổ đại nhưng mọi kí tự đều bị ngược, như thể người viết nó đã sử dụng một cái gương để soi và viết lại vậy.
"Một vài chữ cái có thể được dịch ra, nhưng kết hợp lại thì chẳng có nghĩa gì cả", giáo sư lịch sử cổ đại tại Đại học Basel, Sabine Huebner nói với tạp chí Ars Technica. "Có một vài giả thuyết đưa ra lời giải thích cho việc chữ viết bị ngược hết: Họ đang cố giấu một thông điệp gì đó? Họ đang trêu đùa bất kì ai tìm thấy bản ghi chép này? Hay đây là giấy tờ giả của thời cổ đại?". Nhiều thế hệ người đã cổ lý giải bí ẩn đằng sau những con chữ này nhưng vừa mới đây, mọi thứ mới sáng tỏ.
Năm ngoái, một chuyên gia văn tự giấy cói đã tới Basel để nghiên cứu một số bản ghi chép cổ đại khác. Nhân tiện có các chuyên gia tại đó, cô Huebner và các đồng nghiệp đã nhờ xem qua Văn tự cói Basel.
"Ông ấy lấy ra một cái đèn cực tím nhỏ", cô Huebner nói. Trước đây, nhóm nghiên cứu tại Basel đã dùng ánh sáng hồng ngoại và ánh sáng nhìn thấy được để chiếu vào bản văn tự cổ, với mục đích dựng nên phiên bản kĩ thuật số của Văn tự cói Basel nhằm lưu trữ cho dễ. Tuy nhiên, họ chưa từng thử tia cực tím.
"Dưới ánh sáng tia cực tím, lần đầu tiên chúng tôi thấy được rằng có nhiều lớp giấy cói đã dính vào nhau bởi một thứ chất màu trắng, giống một loại keo cổ đại gì đó".
Sau khi phát hiện ra được sự thật thú vị này, họ đã phải rất cẩn thận gỡ những bản giấy cói 2.000 năm tuổi và đã rất rệu rã, họ mong muốn hóa giải bí mật đã tồn tại 5 thế kỉ.
Tuy nhiên, họ không kì vọng gì vào việc đây là bản đồ kho báu, bí mật động trời về ngày tận thế hay thứ gì đặc biệt: những ghi chép như thế này thường là hợp đồng buôn bán, công thức làm đồ ăn hay những thứ tương tự. Nhưng hóa ra Văn tự cói Basel cũng thú vị ít nhiều, nó là một bản nghiên cứu y học được soạn bởi một bác sĩ La Mã cổ đại nổi tiếng, có tên là Galen hay cũng có thể là một bản phân tích công trình nghiên cứu của Galen.
Những dòng cổ tự nói về một chứng bệnh ngừng thở nặng, một thứ bệnh đã được Galen cũng như Hippocrates đề cập tới trong một số các văn tự cổ các. Căn bệnh được mô tả sẽ khiến cho phụ nữ đau buồn, buồn bã hoặc vui vẻ hoạt bát, đến mức ngừng cả thở. Chẳng hiểu sao việc này chưa từng xảy ra với nam giới.
Các bác sĩ cổ đại (có cả Galen) cho rằng góa phụ rất dễ mắc chứng này, "những người trước đây vẫn có kinh đều đặn, đã từng mang thai hoặc ham muốn quan hệ, nhưng giờ đã không còn những thứ đó nữa". Họ có nhắc đến việc tái hôn để chữa bệnh.
Tuy nhiên, Văn tự cói Basel quá ngắn và không ghi rõ tác giả, không thể biết chính xác được ai đã viết nên chúng, trừ khi lộ diện thêm những phần khác của bản văn tự này.
Ai mà biết được một tờ giấy dày đặc những kí tự không thể đọc ra nổi suốt 500 năm là của một vị bác sĩ nhỉ? Thật là bất ngờ quá cơ.