Bi hài màn "cướp mic" của bác sỹ Trung Quốc bị tố cáo mổ cướp nội tạng

Cơ hội để Trung Quốc ca ngợi hệ thống ghép tạng của họ bỗng trở thành một màn ‘cướp mic’ bị lên án.

Bi hài màn "cướp mic" của bác sỹ Trung Quốc bị tố cáo mổ cướp nội tạng

Những động thái ‘kỳ quặc’ của giới chức nước này xoay quanh Hội nghị Cấy ghép quốc tế đã làm rớt uy tín trong mắt cộng đồng quốc tế.

Bi hai man

Bên trái - Ông Zheng Shusen vừa là bác sỹ phẫu thuật gan, vừa là lãnh đạo của một tổ chức tuyên truyền bôi nhọ Pháp Luân Công

Hội nghị hai năm một lần của Hiệp hội Cấy ghép (The Transplantation Society – TTS), một tổ chức đại diện cho ngành phẫu thuật cấy ghép thế giới, đã được tổ chức tại Hồng Kông từ ngày 18-23/8. Nhiều bác sỹ đã tẩy chay Hội nghị này vì có sự tham dự của một số bác sỹ Trung Quốc bị tố cáo mổ cướp nội tạng còn chương trình hội nghị thì ca ngợi hệ thống ghép tạng của nước này.

Là một nước có tỷ lệ hiến tạng thuộc hàng thấp nhất Thế giới, Trung Quốc nhanh chóng trở thành quốc gia đi đầu trong lĩnh vực ghép tạng chỉ trong vòng hơn một thập kỷ. Các cuộc điều tra quốc tế đã phát hiện nguồn nội tạng cung ứng cho ngành công nghiệp siêu lợi nhuận này của Trung Quốc chủ yếu đến từ các học viên Pháp Luân Công, một môn khí công bị đàn áp từ năm 1999.

Tuy nhiên, Trung Quốc không thừa nhận tội ác này, mà khẳng định chỉ sử dụng nội tạng từ nguồn hiến tạng tự nguyện cho các ca cấy ghép. Hội nghị tại Hồng Kông vừa qua được dự kiến là cơ hội để nước này tô vẽ cho hệ thống ghép tạng trong mắt cộng đồng quốc tế.

Tuy nhiên thực tế không diễn ra như kỳ vọng của Trung Quốc.

‘Cướp mic’

Theo chương trình Hội nghị, bác sĩ phẫu thuật gan Zheng Shusen sẽ thuyết trình bài tham luận với chủ đề “Hoạt động ghép gan ở Trung Quốc trong kỷ nguyên mới“. Ông Zheng Shusen vừa là bác sỹ phẫu thuật gan, vừa là lãnh đạo của một tổ chức tuyên truyền bôi nhọ Pháp Luân Công.

Ông Zheng từng viết một bài báo khoa học về việc cấy ghép gan khẩn cấp, một trong những chứng cứ mà các nhà điều tra cho rằng có tồn tại một kho người sống chờ bị thu hoạch nội tạng.

Tuy nhiên, ông Zheng đã không được mời lên trình bày như dự kiến, thay vào đó là bác sỹ Sun Shiyong, theo tin từ một đại biểu tham dự.

Dù vậy, ông Zheng vẫn phóng lên bục phát biểu để giành phần thuyết trình. Sau khi trình bày xong, ông ta về chỗ ngồi khoảng năm phút, sau đó rời khỏi hội trường.

Khi các bài thuyết trình kết thúc, ông Jeremy Chapman, nguyên Chủ tịch Hiệp hội Cấy ghép, phụ trách nội dung khoa học của Hội nghị, tức giận nói: “Có người thuyết trình ở đây hôm nay đã trình bày nghiên cứu có sử dụng dữ liệu từ các tử tù. Chúng tôi sẽ báo cáo chính phủ Trung Quốc về trường hợp của ông ta, ông ta sẽ không bao giờ được hiện diện tại Hội nghị cấy ghép nữa. Hiệp hội Cấy ghép rất nghiêm túc về điều này“.

Lãnh đạo Hiệp hội Cấy ghép dường như đã nhận ra sự thật đằng sau ván bài cải cách ghép tạng của Trung Quốc, mặc dù mới gần đây họ vẫn tin tưởng vào các cộng sự Trung Quốc, và chỉ trích báo cáo mới về hoạt động mổ cướp nội tạng của chính quyền nước này.

Bi hai man

(Từ trái sang) Ông Jeremy Chapman, cựu Chủ tịch Hiệp hội Cấy ghép, ông Philip O’Connell – đương kim Chủ tịch, và ông Jose Núnẽz từ Tổ chức Y tế Thế giới tại Hội nghị ở Hồng Kông hôm 19/8/2016. Ông Chapman và ông O’Connell đã chỉ trích những vi phạm trong cấy ghép của Trung Quốc. (Sun Mingguo/Đại Kỷ Nguyên)

Rút lại lời ủng hộ

Tại một cuộc họp báo của Hội nghị vào hôm 19/8, ông Philip O’Connell, Chủ tịch Hiệp hội Cấy ghép, và ông Chapman đã bác bỏ ý tưởng rằng Trung Quốc đang thật sự cải cách hệ thống ghép tạng tai tiếng của nước này.

Ông O’Connell nói: “Tôi phải nói với các ông rằng vẫn còn bị mất lòng tin sâu sắc ở nhiều lĩnh vực đối với chương trình cấy ghép của các ông. Điều quan trọng là các ông cần hiểu rằng cộng đồng thế giới kinh hoàng trước hoạt động [mổ cướp nội tạng] này, mà các ông vốn đã dính líu từ trong quá khứ.

Ông nói thêm: “Nhiều người trong cộng đồng toàn cầu không cảm thấy thuyết phục rằng Trung Quốc đã thay đổi.”

Động thái kỳ quặc của Trung Quốc

Tuy nhiên, một ngày trước đó, truyền thông Trung Quốc đưa tin rầm rộ rằng những cải cách của Trung Quốc đã được cộng đồng quốc tế hoan nghênh. “Các học giả tin rằng việc [Hội nghị ] có riêng một phiên họp đặc biệt về cấy ghép nội tạng ở Trung Quốc minh chứng rằng cộng đồng cấy ghép quốc tế đã thực sự công nhận hệ thống ghép tạng của Trung Quốc“, theo Ta Kung Pao, một tờ báo thân Trung Quốc tại Hồng Kông.

Sau khi một phóng viên đọc đoạn báo này lên, ông O’Connell bất bình nói: “Họ nói như thế, nhưng đó không phải là sự thật“.

Ngày 19/8, tờ Ta Kung Pao cũng đăng một bài viết khác dài nguyên một khổ báo, tuyên bố rằng những cáo buộc về việc Trung Quốc mổ cướp nội tạng từ các học viên Pháp Luân Công là “lố bịch“.

Tờ Wen Wei Po cũng đăng một bài tương tự. Ấn bản của số báo này còn được phát miễn phí tại một số trạm tàu điện ngầm Hồng Kông – một điều không bình thường đối với một tờ báo.

Thậm chí, nhiều băng-rôn và biểu ngữ rằng cáo buộc mổ cướp nội tạng Pháp Luân Công là ‘lố bịch’ còn được treo lên hàng rào quanh lối vào của Trung tâm Triển lãm và Hội nghị Hồng Kông, nơi diễn ra Hội nghị Cấy ghép quốc tế.

Theo PetroTimes

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ