GD&TĐ - Lê Quang Minh (34 tuổi, ngụ Nam Định) hỏi: "Tôi bị cận đã hơn 10 năm. Độ cận hiện tại của tôi là 9 đi-ốp và ổn định trong nhiều năm nay.
Việc lúc nào cũng mang cặp kính dày cộp khiến tôi gặp nhiều bất tiện trong sinh hoạt và công việc. Trường hợp cận nặng như tôi có thể phẫu thuật để bỏ kính hay không và việc phẫu thuật này sẽ kéo dài trong bao lâu?".
PGS-TS Nguyễn Đức Anh,Trưởng Khoa Khúc xạ Bệnh viện Mắt Hà Nội 2, trả lời: Nhiều người cứ nghĩ đơn giản rằng để "4 mắt" trở về "2 mắt" thì cứ mổ là xong. Thế nhưng, không phải trường hợp nào cũng có thể phẫu thuật.
Một trong những điều kiện để có thể phẫu thuật cận thị là phải ở tuổi cận thị ổn định, thường từ 18-20 tuổi trở lên. Tuy nhiên, đây chỉ là một yếu tố, quan trọng nhất là độ cận thị phải ổn định. Độ cận thị được gọi là ổn định nếu theo dõi 6 tháng đến 1 năm không thấy thay đổi hoặc thay đổi không đáng kể.
Phẫu thuật cận thị là phẫu thuật chọn lọc, không phải tất cả người bị cận đều thích hợp. Do đó, bệnh nhân cần được khám trước phẫu thuật để đánh giá đầy đủ tình trạng của mắt và bệnh lý khác.
Một số tình trạng khác có thể không thích hợp với phẫu thuật, chẳng hạn độ cận thị quá cao trong khi giác mạc lại mỏng bất thường hoặc mắt bị khô hay có bệnh. Những người có bệnh toàn thân như người bị viêm khớp, phụ nữ có thai, đang dùng thuốc tránh thai hoặc nuôi con bú... cũng không thích hợp với phẫu thuật cận thị.
Với trường hợp của bạn, độ cận 9 đi-ốp là khá cao. Tuy nhiên, nếu giác mạc đủ độ dày thì vẫn có thể phẫu thuật được hết độ cận. Thời gian phẫu thuật cận thị chỉ khoảng 10-15 phút và bạn sẽ được xuất viện ngay trong ngày.
GD&TĐ - Cựu Bí thư Bình Dương Trần Văn Nam bị Viện Kiểm sát đề nghị mức án từ 9-10 năm tù với tội danh Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí.
GD&TĐ - Các hệ thống phòng không đã đánh chặn một vật thể không xác định trên bầu trời Evpatoria, một thành phố nằm trên bờ biển phía tây của bán đảo Crimea vào đêm qua (19/8). Vụ đánh chặn đã được camera ghi lại.
GD&TĐ -Bỏ học năm 15 tuổi, chị Parwati Sunar, sống tại làng Punarbas, Nepal, quyết định đăng ký trở lại trường và đi học cùng con để xây dựng tương lai tươi sáng hơn.
GD&TĐ - Công an TPHCM vừa có kết luận điều tra vụ án hình sự, đề nghị truy tố vụ án lạm quyền trong thi hành công vụ và thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng do ông Diệp Dũng cùng đồng phạm thực hiện xảy ra tại Saigon Co.op.
GD&TĐ -Huấn luyện viên (HLV) Viettel vui mừng khi các cầu thủ dần lấy lại tinh thần sau những thất bại trong khi HLV của SLNA chưa hài lòng với màn thể hiện các học trò ở vòng 13 V.League.
GD&TĐ - Căn cứ theo đề xuất của ban huấn luyện U20 Việt Nam, sắp tới VFF sẽ có cuộc làm việc với các CLB để xem xét việc triệu tập các cầu thi đấu ở V.League lên tuyển.
GD&TĐ - Hôm qua (19/8), Tập đoàn năng lượng khổng lồ Gazprom của Nga thông báo rằng việc vận chuyển khí đốt tự nhiên đến Liên minh châu Âu qua đường ống Nord Stream 1 sẽ bị tạm dừng từ ngày 31 tháng 8 đến ngày 2 tháng 9 để bảo trì.
GD&TĐ - Cao Thị Hà Phương, sinh viên năm nhất Trường Đại học Kinh tế Quốc dân vừa giành học bổng của Trường Đại học Quốc gia Singapore - ngôi trường đứng tốp 1 đại học tốt nhất châu Á và tốp 11 trường đại học tốt nhất thế giới.
GD&TĐ - Theo thống kê, Alexandre Olliero của Pau FC đang là thủ thành có nhiều pha cứu thua trực tiếp nhất tại Ligue 2 mùa này với 12 lần cản phá những cú sút trúng đích.
GD&TĐ -Rối loạn tiêu hóa mãn tính như IBD ảnh hưởng đến hàng chục triệu người dân tại Mỹ. IBD đã tạo ra gánh nặng sức khỏe toàn cầu do chi phí điều trị bệnh tăng cao.
GD&TĐ -Nhóm Phóng viên, CTV báo Giáo dục & Thời đại vừa có chuyến lặn khảo sát vùng biển khu vực quanh Nhà máy sản xuất gang thép của Công ty Hưng nghiệp Formosa thuộc thị xã Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh.
GD&TĐ - Trong tảng băng trôi ngoài khơi Greenland, các nhà khoa học đã phát hiện ra Liparis gibbus, một loài cá có chất chống đông màu xanh lục và đỏ, phát sáng len lỏi qua các tĩnh mạch.
GD&TĐ - Gia đình hạnh phúc, hôn nhân bền vững, cựu Tổng thống Obama là tấm gương về công việc và cuộc sống với nhiều người. Dưới đây là những bí quyết giúp ông có điều đó.
GD&TĐ - Giáo dục phải kết hợp 3 yếu tố: nhà trường - gia đình - xã hội mới tạo nên thành công. Để triển khai hiệu quả Chương trình GDPT 2018 đối với học sinh lớp1 thì sự hiểu biết, phối hợp của cha mẹ cùng nhà trường, giáo viên vô cùng quan trọng.
GD&TĐ - Các chuyên gia cho rằng, trẻ đi học tập trung trở lại, nguy cơ lây bệnh sẽ cao hơn khi ở cùng gia đình. Đây cũng là nỗi lo lắng chung của nhiều phụ huynh. Theo các bác sĩ, trẻ cần được tiêm phòng đầy đủ, nâng cao dinh dưỡng và hạn chế tiếp xúc nguy cơ mang mầm bệnh để phòng tránh các bệnh đường hô hấp khi đến trường.