Nám da khi mang thai có cần chữa trị?

GD&TĐ - Em có bầu 6 tháng, da bụng và da vùng cổ bị nám rất xấu. Xin hỏi bác sĩ em nên điều trị thế nào? Có cách nào để ngăn ngừa không?

Nám da khi mang thai có cần chữa trị?

Em có bầu 6 tháng, da bụng và da vùng cổ bị nám rất xấu. Xin hỏi bác sĩ em nên điều trị thế nào? Có cách nào để ngăn ngừa không?

Đặng Thị Hồng (hongdang@gmail.com)

Theo Viện Y tế quốc gia Mỹ, 50-70% phụ nữ mang thai bị nám da, đây là bệnh hoàn toàn lành tính. Nám da xảy ra với tất cả các loại da và màu da, nhưng với những phụ nữ có màu da trung bình, nám da thường nhiều nhất. Mặc dù, nám thường xuất hiện ở 3 tháng đầu và 3 tháng giữa nhưng nó cũng có thể xảy ra tại bất kỳ thời điểm nào trong thai kỳ. Nám da thường có khuynh hướng di truyền.

Việc tiếp xúc với tia cực tím từ ánh nắng mặt trời cũng là một yếu tố gây nám da. Các hormon, đặc biệt là estrogen cao trong thời kỳ mang thai cũng tăng nguy cơ bị nám. Nám có thể biến mất sau sinh mà không cần điều trị, nhưng đa số các bệnh nhân là mạn tính và có thể kéo dài trong nhiều năm. Phòng ngừa bằng cách bảo vệ da khỏi ánh nắng mặt trời và điều đặc biệt quan trọng nếu bạn có nguy cơ bị nám.

Hãy lựa chọn loại kem chống nắng với UVA/UVB phổ biến, chỉ số SPF ít nhất là 50 và chứa titanium dioxide hoặc zinc oxide là những hóa chất an toàn trong khi mang thai. Nên đội mũ, mặc quần áo chống nắng khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Hầu hết các phương pháp điều trị nám thường không an toàn khi mang thai hoặc trong thời gian cho con bú, vì vậy bạn nên cân nhắc những rủi ro và lợi ích. Lưu ý: Nám da chỉ có triệu chứng là đổi màu da, nên nếu bạn bị đau hoặc ngứa trên da, hãy đến bác sĩ da liễu.

Theo Sức khỏe và đời sống

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

TIN BUỒN

TIN BUỒN

GD&TĐ - Gia đình chúng tôi vô cùng thương tiếc báo tin: