Titanoboa (trăn khổng lồ) là một chi rắn từng sinh sống khoảng từ 60 tới 58 triệu năm trước, trong Thế Paleocen. Danh pháp khoa học của loài này là Titanoboa cerrejonensis.
Bằng cách so sánh kích thước và hình dáng cột sống đã hóa thạch của nó với cột sống của các loài rắn hiện đại.
Các nhà nghiên cứu ước tính rằng T. cerrejonensis dài khoảng 13m, cân nặng khoảng 1.135 kg và rộng khoảng 1m tại điểm dày nhất trên cơ thể nó.
Titanoboa có thể ăn các loài rắn nhỏ khác, cá sấu, rùa khổng lồ... Thậm chí chúng cũng không "ngán" chiến đấu với loài khủng long T-rex.
Mô hình xương hóa thạch của Titanoboa
Các hóa thạch của 28 cá thể T. cerrejonensis đã được tìm thấy trong các mỏ than tại Cerrejón ở miền bắc Colombia vào năm 2009.
Trước khi có phát hiện này, một ít hóa thạch các động vật có xương sống thuộc thời kỳ Paleocen cũng đã được tìm thấy trong các môi trường nhiệt đới cổ đại ở Nam Mỹ.
Các hóa thạch này được phát hiện trong chuyến thám hiểm của một đội các nhà khoa học quốc tế dưới sự chỉ đạo của Jonathan Bloch, một nhà cổ sinh học chuyên về động vật có xương sống của Đại học Florida và Carlos Jaramillo, một nhà cổ thực vật học từ Viện Nghiên cứu Nhiệt đới Smithsonian ở Panama.