Bí ẩn vận mệnh những thái giám cuối cùng của thời đại phong kiến Trung Hoa

Khi triều đại phong kiến cuối cùng của Trung Quốc diệt vong, những viên thái giám làm việc trong cung cấm vô hình trung trở thành người thừa trong xã hội.

Thái giam hầu hạ trong thời Từ Hi Thái Hậu. Ảnh: Internet
Thái giam hầu hạ trong thời Từ Hi Thái Hậu. Ảnh: Internet

Bi kịch của thân phận thái giám Thanh triều

Nói đến đây, hẳn nhiều người sẽ nhớ đến một bộ phim “Viên thái giám cuối cùng của Trung Quốc” do diễn viên Hong Kong Max Mok thủ vai chính.

Bộ phim đã phản ánh chân thực một thực tế đau đớn đối với các thái giám Thanh triều. Khi họ chấp nhận “tịnh thân” để trở thành thái giám trong cung, “của quý” của họ sẽ được cắt bỏ. Tất cả đều được bỏ riêng vào từng ống tre, treo trong một căn phòng trong hoàng cung.

Khi các thái giám gần đất xa trời, họ sẽ lấy “của quý” của mình xuống, đặt vào trong quan tài để người được chết toàn thây, những mong kiếp sau được đầu thai.

Khi Thanh triều diệt vong, các thái giám hầu như ít ai màng đến tiền bạc, của cải. Chẳng ai bảo ai, họ đều vội vã chạy đến căn phòng nói trên để tìm kiếm “báu vật” của đời mình.

Những thước phim tái hiện lịch sử cho thấy, trong lúc bấn loạn, các thái giám thậm chí còn chẳng quan tâm đến việc liệu “nó” có phải là của mình hay không, miễn là lấy cho được để sau này khi chết, thi thể được toàn vẹn.

Nếu không lấy lại được “của quý”, điều đó đồng nghĩa với việc các thái giám sẽ chẳng bao giờ thành “ông” và cũng không thể mong kiếp sau được đầu thai.

Trong phim “Viên thái giám cuối cùng của Trung Quốc”, Max Mok cũng cướp được một “báu vật” cho mình. Tuy nhiên về sau, một thái giám khác vốn đối xử với ông ta rất tốt đến lúc chết vẫn không có cái cần đem theo. Trong tình huống đó, viên thái giám đành chấp nhận tặng cho người “đồng nghiệp” quá cố “của quý” của mình.

Câu chuyện trên đã khiến người đời không khỏi xót xa, rơi lệ trước cảm cảnh của thân phận thái giám nói chung, chứ chưa nói đến những thái giám phải sống trong triều đại phong kiến cuối cùng của Trung Quốc.

Sau khi Thanh triều diệt vong, các thái giám trở nên lạc lõng giữa dòng đời. Họ là những người đàn ông nhưng không thể đầu đội trời, chân đạp đất, chẳng ai muốn thuê mướn nên cơm cũng chẳng có ăn.

Hoạn quan cuối cùng

Tôn Diệu Đình, thái giám cuối cùng của Trung Quốc từng bị hành hạ trong nghèo đói khi còn trẻ, bị trừng trị trong cách mạng Văn hóa bởi là "nô lệ của hoàng đế", nhưng cuối cùng cũng được tôn trọng và thừa nhận, trở thành một tàn tích đặc biệt, một phần sống của lịch sử Trung Hoa.

Gia đình nghèo khó của Tôn đã đưa ông đi trên con đường đau đớn và đầy nguy hiểm này, với hy vọng ông một ngày nào đó sẽ đủ mạnh để trở về bắt nạt một địa chủ trong làng - kẻ đã tước đoạt ruộng và đốt nhà Tôn.

Người cha tuyệt vọng của Tôn thực hiện việc hoạn con trai 8 tuổi của mình trên một chiếc giường, trong căn nhà vách đất, không hề có thuốc giảm đau và chỉ dùng tờ giấy thấm dầu để làm băng gạc. Một chiếc lông ngỗng được đưa vào niệu đạo của Tôn, đề phòng nó bị tắc khi vết thương lành dần.

Bi an van menh nhung thai giam cuoi cung cua thoi dai phong kien Trung Hoa - Anh 2

Tôn Diệu Đình những năm cuối đời (bên trái). Ảnh: LAT.

Tôn bất tỉnh mất ba ngày, và trong vòng hai tháng sau đó không thể đi lại được. Cuối cùng, khi ông có thể tự đứng lên và rời giường, trò đùa quái ác đầu tiên của số phận bắt đầu: Tôn biết tin vị hoàng đế mà ông muốn hầu hạ đã thoái vị vài tuần trước đó.

"Con tôi đau đớn mà chẳng được việc gì", cha của Tôn vừa khóc vừa đấm ngực khi hay tin trên. "Họ không cần thái giám nữa".

"Cuộc đời Tôn là một bi kịch. Ông ấy tưởng mình hy sinh cuộc đời cho cha, nhưng hóa ra sự hy sinh ấy là vô nghĩa", Jia ngậm ngùi nói. "Ông ấy rất thông minh và tinh quái. Nếu hoàng đế không mất ngôi, ông ấy sẽ có cơ hội lớn để trở thành một nhân vật quan trọng".

Vị cựu hoàng trẻ tuổi về sau vẫn được phép ở trong cung, và khi hoàng gia rời Tử Cấm Thành một thời gian sau đó, Tôn đã tiến thân trở thành một người hầu của hoàng hậu. Nhưng cùng với sự ra đi của hoàng triều, giấc mơ của Tôn vụt tắt.

"Ông ấy tịnh thân, nhưng hoàng đế thoái vị. Ông ấy cố vào Tử Cấm Thành, nhưng Phổ Nghi bị mất ngôi. Ông ấy theo triều đình lên phương bắc và rồi sau đó triều đình bù nhìn sụp đổ. Ông ấy cảm thấy số phận đã đùa cợt với cả cuộc đời ông", Jia kể.

Theo Đời Sống Plus

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Người dân bắt cá thòi lòi bằng xà di lưới.

Nghề độc, lạ vùng Đất Mũi

GD&TĐ - Nằm nơi vị trí địa đầu Tổ quốc, Cà Mau là địa phương có nhiều đặc sản nổi tiếng và nhiều nghề độc, lạ.