Bí ẩn dưới ngôi mộ của Tào Tháo

Bí ẩn dưới ngôi mộ của Tào Tháo

Nhiều người cho rằng khu vực chôn cất nghèo nàn không khớp với truyền thuyết cho rằng ông xây tới 72 ngôi mộ để làm cản trở những tên trộm.

Nhà khảo cổ Liu Qingzhu của Viện Khoa học xã hội Trung Quốc (CASS) – một trong những người đứng đầu nhóm khai quật - cho hay: “Chúng tôi đã biết trước sẽ có nghi ngờ và tranh cãi. Chúng tôi đã nghĩ về việc công khai những phát hiện trong vòng 6 tháng nhưng cho rằng nên đưa ra những bằng chứng xác thực trước”.

The front chamber of Cao Cao’s mausoleum in Anyang county, Henan province.
Lăng mộ của Tào Tháo tại hạt An Dương, tỉnh Hà Nam

Theo ông, bằng chứng xác thực là vị trí, hình dáng của ngôi mộ, đồ cúng tế có khắc dòng chữ: Vật dụng cá nhân mà Ngụy vương thường dùng”.

Trong khi những bằng chứng này đã thuyết phục một số người nhưng những người khác vẫn phân vân. Họ chỉ ra sự khác biệt 6 năm giữa tuổi được ghi lại của Tào Tháo khi chết là 66 và nhân vật được khai quật từ ngôi mộ có độ tuổi ước tính gần 60.

Những cuộc kiểm tra DNA bắt đầu được nhắc tới và người cho mình là hậu duệ của Tào Tháo cũng sẵn sàng kiểm tra. Các chuyên gia thì cho rằng không ai có thể đảm bảo chắc chắn là hậu duệ của Tào Tháo sau 1.800 năm.

Phó giáo sư ngành lịch sử LiMeitian của ĐH Bắc Kinh cho biết xương sọ của Tào Thực – một trong những con trai của Tào Tháo, có thể đã được tìm thấy và kết quả so sánh DNA có thể là bằng chứng chứng minh sự thật.

Ngôi mộ của Tào Thực được phát hiện và khai quật năm 1951, có 28 xương nhưng lại không được đặt đúng chỗ. Giám đốc Cơ quan di sản văn hóa hạt Dong’e, tỉnh Sơn Đông, ông Liu Yuxin cho biết: “Thật không may chúng ta không biết chắc xương của Tào Thực ở đâu”.

Nhà khảo cổ Wang Minghui nói: “Thậm chí nếu chúng ta có xương của Tào Thực, tôi không nghĩ rằng kiểm tra DNA là một ý tưởng hay”. Ông cho rằng kiểm tra DNA có thể làm hư hại đến xương.

A stone pillow with the inscription,
Một bia đá có ghi: "Những vật dụng cá nhân mà Ngụy vương thường dùng" được khai quật lên từ ngôi mộ

Sau khi khách du lịch và báo giới đến thăm địa điểm ngôi mộ trong kỳ nghỉ lễ năm mới, họ thấy có 2 ngôi mộ đã được khai quật.

Cạnh lăng mộ được coi là của Tào Tháo, còn có một ngôi mộ khác xây cùng kiểu cách và chỉ cách đó 70 mét.

“Chúng tôi không đề cập đến ngôi mộ kia (tại cuộc họp báo) bởi vì việc khai quật ngôi mộ đó chỉ mới bắt đầu và chúng tôi chưa tìm thấy di vật nào đáng được đề cập” – một nhà nghiên cứu văn hóa ở Hà Nam cho hay.

Thậm chí như vậy, người ta cho rằng ngôi mộ nhỏ hơn có thể chứa lời khẳng định sở hữu của Tào Tháo về ngôi mộ lớn hơn.

Trong ngôi mộ lớn, cũng có hài cốt của 2 phụ nữ, một người ước tính 50 tuổi và người kia từ 20 đến 25 tuổi. Các chuyên gia cho rằng người phụ nữ lớn tuổi hơn là vợ Tào Tháo, được chôn sau 10 năm, theo các bản ghi lịch sử.

Tuy nhiên, lại có sự chênh lệch giữa tuổi vợ Tào Tháo khi chết được ghi lại là 60 so với độ tuổi qua xác minh xương sọ và răng là 50.

Theo giáo sư Liu Xinchang của Viện nghiên cứu lịch sử và văn hóa ở tỉnh Hà bắc, nếu ngôi mộ nhỏ hơn có hài cốt của một phụ nữ 60 tuổi, vợ của Tào Tháo, thì chủ sở hữu của ngôi mộ lớn hơn sẽ bớt đi nhiều tranh cãi bởi vì nó chứng minh rằng bà vợ “đã được chôn cạnh” chồng như bản ghi lịch sử đã nói. Các nhà khảo cổ phải chờ 3 tháng nữa để tìm ra điều này.

Nhà khảo cổ học Liu Qingzhui lại cho rằng: “đã đợi đủ lâu”. “Sau một năm khai quật và nghiên cứu, chúng ta đã có đủ bằng chứng đưa ra kết luận.

Tào Tháo được minh oan?

Chính trị gia lỗi lạc và là một vị tướng trong thời Tam quốc (220-280 sau CN) Tào Tháo giờ có thể nghỉ trong yên bình vì hậu duệ giờ đây có thể tự hào về ông

Trong nhiều thế kỷ, mặc dù Tào Tháo được công nhận là một người cầm quyền công bằng, một tướng tài đối xử với cấp dưới như trong một gia đình, một người giỏi về thơ phú, võ thuật… nhưng ông cũng phải chịu danh tiếng xấu.

Sự thật này được phản ánh trong một câu nói của người Trung Quốc: “Nhắc đến Tào Tháo là Tào Tháo đến”.

Trong vài thế kỷ qua, một vài người đã cởi mở cho rằng họ là hậu duệ của Tào Tháo và khiến cho phả hệ của ông trở nên không rõ ràng – một hiện tượng lạ nếu xem xét tầm quan trọng của ông trong lịch sử.

Ảnh phác họa nhân vật Tào Tháo
Ảnh phác họa nhân vật Tào Tháo

Tuy nhiên, việc khai quật mộ Tào Tháo ở hạt An Dương, tỉnh Hà Nam đã cho thấy Tào Tháo là một trong số thế hệ thứ 82 của họ Tào. Trong vài ngày qua, vài chục người cũng cho rằng họ là hậu duệ của Tào Tháo.

Theo lịch sử gia Liang Mancang, hình ảnh của Tào Tháo bắt đầu bị bóp méo trong suốt triều đại nhà Đường (618-907) khi những lịch sử gia ủng hộ Nho giáo không thích một sự thật rằng Tào Tháo chiếm ngai vàng của triều đại nhà Hán (206 trước CN – 220 sau CN), và mô tả ông như một người không chân thật điển hình.

Tào Tháo được coi là một người đàn ông giảo quyệt và lừa lọc trong nhạc kịch Trung Quốc và nhân vật Tào Tháo luôn được trang điểm với bộ mặt trắng, thể hiện tính cách xảo trá của ông. Điều này trái ngược với những gương mặt đỏ thể hiện sự chính trực và trung thành.

Trong thế kỷ 14, khi tiểu thuyết gia La Quán Trung viết Tam quốc chí – tiểu thuyết đã trở thành một trong 4 tiểu thuyết cổ Trung Quốc - ông đã lấy cảm hứng rất nhiều từ nhạc kịch.

Tuy nhiên, trong vài thập kỷ qua, nhờ sự phát triển của ngành khảo cổ học Trung Quốc và mối quan tâm tới lịch sử ngày càng nhiều của công chúng, đã có những nỗ lực thay đổi lại hình ảnh tiêu cực của Tào Tháo. Một trong những nỗ lực thành công nhất gần đây là trong chương trình rất được nhiều người quan tâm của đài truyền hình Trung ương mang tên “Lecture Room” với bài giảng của giáo sư Yi Zhongtian về Tam quốc.

Vị giáo sư đến từ trường ĐH Hạ Môn, tỉnh Phúc Kiến này đã làm sống động lại Tam quốc chí nhờ quan điểm độc đáo của mình và lối thể hiện dĩ dỏm. Tào Tháo là nhân vật yêu thích của ông trong Tam quốc và ông mô tả Tào Tháo là một “anh hùng đáng yêu nhưng phụ bạc”.

Hà Châu (theo China Daily)

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ