1. Nguyên nhân mắc bệnh
Sở dĩ, lượng axit uric máu tăng cao là do:
Bẩm sinh: Khi sinh ra, cơ thể bị thiếu men HGPT, dẫn đến lượng acid uric không ổn định, gây mắc bệnh gút. Những trường hợp này thường rất khó chữa.
Thói quen sinh hoạt: Đây là một trong những nguyên nhân chính mắc bệnh gút hiện nay. Khi ăn nội tạng động vật, nấm, tôm, cua, thịt đỏ…quá nhiều, sẽ kích thích làm tăng acid uric quá nhiều dẫn đến bệnh gút.
Hiện nay, tỉ lệ người mắc bệnh gút rất cao, đặc biệt ở nam giới do thói quen ăn uống kết hợp với bia rượu nhiều hơn nữ giới. Ở giai đoạn đầu, bênh nhân chưa có triệu chứng, biểu hiện gì.
Triệu chứng chủ yếu của bệnh gút là những cơn đau dữ dội ở các khớp mắt cá chân, bàn chân, đầu gối, cổ tay, khuỷu tay và khớp nhỏ của bàn tay, có khi ở những khớp nhỏ có ở khắp nơi trên cơ thể.
Nếu không chữa trị, trong giai đoạn sau, các cơn đau khớp cấp sẽ gây tổn thương nhiều khớp, làm tổn thương khớp, mất vận động, đau mãn tính và hình thành cục tophi do tinh thể Urat lắng đọng trong mô mềm của cơ thể
3. Bệnh gút nên ăn gì?
Hiện nay, trong các loại rau, củ quả có rất nhiều dưỡng chất, có ích cho cơ thể, có khả năng hỗ trợ cân bằng lượng acid uric trong máu, chữa lành bệnh gút như rau cần tây, củ cải trắng, dưa chuột, dứa, súp lơ xanh…
1. Rau cần tây
Rau cần tây được ví như “thuốc tiên”, hỗ trợ bệnh nhân gút khỏi bệnh. Đây là một loại thực phẩm vừa rẻ, vừa dễ tìm, có tính mát, vị ngọt lành, tống khứ acid uric ra ngoài cơ thể.
Sở dĩ, cần tây có thể làm được điều này bởi trong nó có chứa tinh dầu, acid hữu cơ cao và hàm lượng chất xơ lớn. Đồng thời bổ sung thêm lượng vitamin dồi dào và một số khoáng chất cần thiết cho cơ thể, đẩy mạnh quá trình hồi phục sức khỏe nhanh chóng.
Để hỗ trợ chữa bệnh với cần tây, bạn thực hiện rất đơn giản. Bạn có thể chế biến các món ăn giàu dinh dưỡng như cần tây xào thịt bò, canh cần tây…. Hoặc lấy 100g rau cần nước rửa sạch đem xay nhuyễn trong máy xay sinh tố ép lọc lấy nước uống. Ngày 1 ly nước ép rau cần sau 1 tháng thì hàm lượng acid uric trong máu giảm đáng kể. Với hai cách trên, lượng acid uric gây bệnh sẽ giảm dần, giảm viêm sưng tấy các khớp chân tay.
2. Cải bẹ xanh
Ngày nay, người ta nhắc đến cải bẹ xanh như một loại thuốc quý giá rẻ dễ tìm. Theo nhiều nghiên cứu, cải bẹ xanh có tác dụng giảm sưng, viêm tấy ở các khớp cho các bệnh nhân gút lâu năm.
Chính các loại vitamin, các chất acid nicotic, abumin… có trong cải bẹ xanh đã giúp đẩy acid uric ra ngoài cơ thể, hỗ trợ điều trị các bệnh. Đối với những bệnh nhân gút cần bổ sung những dưỡng chất này thông qua việc chế biến thức ăn hằng ngày.
3. Dứa
Dứa là loại quả yêu thích của nhiều người, không chỉ bổ sung chất dinh dưỡng cho cơ thể, nó còn giúp đẩy lùi một số căn bệnh khó chữa như gút, sỏi thận, suy thận, ho…..
Trong dứa, có hàm lượng lớn vitamin C, và các vitamin nhóm B như B1, B2, B3, acid hữu cơ, các vi chất canxi, magie, kẽm, sắt … Với các thành phần này, dứa giúp giảm chất đạm dưa thừa trong cơ thể và giúp làm tan kết tủa urat, giúp hạ acid uric trong máu. Nó rất phù hợp cho những người bị gút cấp và mãn tính.
Với một quả dứa, bạn có thể ăn sống, ép nước hoặc nấu canh. Sử dụng một thời gian dài, bạn sẽ thấy bất ngờ khi các khớp tay chân giảm sưng tấy, sử dụng linh hoạt hơn.
4. Bí xanh
Bí xanh có chứa thành phần là các chất xơ, nước, glucid, canxi, photpho, protid, kali và nhiều nhóm vitamin ( A, C, E, B1, B3, B9, B5…). Ngoài ra, trong bí xanh có nhiều khoáng chất kali, có khả năng kiềm tính, giúp tăng khả năng đào thải axit uric ra ngoài cơ thể.
Đồng thời, trong bí xanh có rất ít gốc purin, là một loại protein khi chuyển hóa tạo ra axit uric do đó bệnh nhân gout có thể ăn bí xanh thoải mái mà không phải lo lắng gì về nồng độ axit uric của cơ thể mình.
Bạn có thể bổ sung bí xanh vào bữa cơm gia đình hằng ngày, thực hiện 3 lần/tuần, bạn sẽ nhận thấy được kết quả rõ rệt của nó.
5. Củ cải trắng
Vì sao củ cải trắng có thể hỗ trợ chữa bệnh gút, bạn có tò mò không? Đó là trong củ cải trắng có nhiều vitamin, các protein không nhân putin, đường, vitamin C, phốt pho, kẽm… đặc biệt chứa tinh dầu có khả năng kháng khuẩn tiêu viêm tốt, giảm hàm lượng acid uric có trong bệnh nhân gút.
Thông qua các bữa ăn trong gia đình, bạn có thể bổ sung những dưỡng chất này cho cơ thể.
4. Bệnh gút không nên ăn gì?
Ngoài bổ sung thực phẩm giúp xóa tan những cơn đau đớn do gút gây ra, người bệnh cần phải lưu ý một số món ăn làm tăng lượng acid uric trong máu, làm bệnh càng thêm nặng.
1. Hải sản
Hải sản là một trong những món ăn có thèm đến mấy, bệnh nhân gút cũng không được động tới. Bởi lẽ trong hải sản như tôm, cua, ghẹ, mực có rất nhiều purine, nó chuyển thành acid uric rất nhanh, làm tăng triệu chứng bệnh dẫn đến mất khả năng vận động di chuyển.
2. Nội tạng động vật, thịt đỏ
Trong nội tạng động vật, thịt đỏ chứa nhiều purine, chất này chuyển hóa nhanh chóng thành acid uric, khiến tình trạng bệnh gút ngày càng nặng, dẫn đến khó chữa.
3. Đồ uống có ga
Bia, coca, bò húc… là những đồ uống có ga mà bệnh nhân gút cần phải tránh. Trong những đồ uống này có rất nhiều chất làm tăng axit uric trong cơ thể.bệnh gút nên ăn gì
4. Không dùng đồ uống vị chua
Những đồ uống có vị chua sẽ làm tăng lượng acid uric trong máu. Nhiều chuyên gia khuyên tuyệt đối không sử dụng những đồ uống này đối với người bệnh gút để đảm bảo sức khỏe.
Hy vọng với bài viết: “Bệnh gút nên ăn gì để tống khứ lượng acid uric trong cơ thể, đánh bay đau đớn, bệnh tật” trên đây đã cho bạn cái nhìn tổng quát về căn bệnh và rút ra được những điều cần thiết để chữa bệnh cho bản thân. Suckhoedinhduong.net xin chúc bạn luôn mạnh khỏe, thành công.