Bên trong "công xưởng" sản xuất bia bay phòng không Việt Nam
Theo dõi báo trên
Từ “công xưởng” đặt trên tầng thượng của nhà riêng, ông Phạm Cao Hạnh đã cho ra đời hàng trăm máy bay mô hình phục vụ cho công tác huấn luyện của bộ đội phòng không Việt Nam.
Chỉ vỏn vẹn trong vòng hơn 40m2 với những đồ cơ khí lỉnh kỉnh và đặc biệt là chỉ có một mình, tuy nhiên, đây chính là nơi từng cho ra đời hàng trăm máy bay mô hình phục vụ cho công tác huấn luyện của bộ đội phòng không Việt Nam.
Vốn là học viên trường thể dục thể thao, thú chơi máy bay mô hình điều khiển từ xa đến với ông Hạnh như một môn thể thao ngoại khóa ở trường. Cùng sự quan tâm lớn lao dành cho máy bay mô hình, ông đã tích lũy được gia tài kiến thức đáng kể về kỹ thuật hàng không.
Duyên chế tạo bia bay phòng không của ông Hạnh bắt đầu từ năm 1993, trong một hội thảo khoa học do Quân chủng Phòng không – Không quân tổ chức. Một lãnh đạo của quân chủng đã đặt ra yêu cầu về mô hình bay cho bộ đội phòng không tập bắn đạn thật.
Dù đã về hưu, nhưng hàng ngày, ông vẫn cặm cụi ở “xưởng” chế tạo nằm trên tầng thượng của nhà riêng để hoàn thiện từng bản thiết kế, chế tác từng chi tiết, đấu từng mạch điện cho mỗi chiếc máy bay của mình.
Với ông Hạnh, chế tạo máy bay mô hình là một niềm đam mê
Những chiếc máy bay ông chế tạo ra đều dựa trên nguyên bản có thật, chỉ khác nhau về tỉ lệ
Ông Hạnh tự chế tạo gần như tất cả các công đoạn của máy bay. Trong ảnh ông đang dùng bộ điều khiển vô tuyến thử các chi tiết hoạt động
"Đồ nghề" đơn giản trong "công xưởng" của ông Hạnh
"Đầu máy" một chiếc máy bay mô hình của ông Hạnh
Dù tuổi đã cao nhưng ông Hạnh vẫn rất đam mê chơi máy bay mô hình do mình chế tạo ra
GD&TĐ - Dù điều kiện học tập có phần hạn chế nhưng, Dương Đình Thanh người dân tộc Tày vẫn sở hữu điểm số ba môn Toán, Vật lí và tiếng Anh vô cùng ấn tượng.
GD&TĐ - 17 gắn bó với trẻ mầm non ở huyện vùng cao Mù Cang Chải, cô Loan luôn tâm niệm trẻ cần có sự yêu thương, chăm sóc cẩn thận để ươm mầm non tương lai.