Belarus nói về vũ khí hạt nhân chiến thuật

GD&TĐ - Ngày 17/9, Phó Bí thư thứ nhất Hội đồng An ninh Belarus Pavel Muraveiko cho biết chuyên gia nước ông đủ kỹ năng sử dụng vũ khí chiến thuật Nga.

Quân nhân Nga trang bị hệ thống tên lửa chiến thuật Iskander tại diễn đàn kỹ thuật quân sự quốc tế Army-2015 ở Kubinka, ngoại ô Moscow, Nga. (Ảnh: Reuters).
Quân nhân Nga trang bị hệ thống tên lửa chiến thuật Iskander tại diễn đàn kỹ thuật quân sự quốc tế Army-2015 ở Kubinka, ngoại ô Moscow, Nga. (Ảnh: Reuters).

Trước đó, lãnh đạo cơ quan tình báo chính của Bộ Quốc phòng Ukraine Kirill Budanov nói rằng quân nhân Belarus không thể sử dụng vũ khí hạt nhân.

Phản ứng trước bình luận trên, ông Muraveiko cho rằng nếu đối thủ của Minsk nghĩ như vậy, "tôi sẽ cảnh báo họ đối với những suy nghĩ và ý tưởng liều lĩnh này để kiểm tra xem người Belarus có sử dụng được loại vũ khí đó hay không...

Tôi có thể hoàn toàn chịu trách nhiệm nói rằng sau khi nhận được vũ khí hạt nhân từ Nga, các chuyên gia của chúng tôi đã hoàn thành toàn bộ chu trình huấn luyện ở Nga".

Ông nói trong một cuộc phỏng vấn với kênh truyền hình STV: “Người Belarus có đủ can đảm, ý chí và sẵn sàng sử dụng mọi phương tiện có thể” để bảo vệ quê hương của mình nếu cần thiết.

Ngày 25/3, Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố, theo yêu cầu của Minsk, Moscow sẽ triển khai vũ khí hạt nhân chiến thuật ở Belarus, tương tự như những gì Mỹ đã làm từ lâu trên lãnh thổ các đồng minh.

Moscow đã chuyển sang Minsk hệ thống tên lửa chiến thuật Iskander có khả năng mang vũ khí hạt nhân và giúp Minsk tái trang bị cho các máy bay của mình để mang vũ khí chuyên dụng. Các tổ lái và phi công Belarus đã trải qua khóa huấn luyện ở Nga.

Ngày 16/6, ông Putin cho biết những đầu đạn hạt nhân đầu tiên của Nga đã được chuyển giao cho Belarus và toàn bộ lô hàng này sẽ được triển khai vào cuối năm nay.

Ngày 23/6, Tổng thống Belarus Lukashenko nói rằng phần lớn đầu đạn đã có mặt ở nước ông.

Theo TASS

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ảnh minh họa.

Đến với bài thơ hay: Yêu con

GD&TĐ - Bài thơ mở ra với cụm từ 'yêu con' giản dị nhưng sâu sắc, tựa trời cao, biển rộng, như tình yêu không bờ bến.

Việc tham gia các giải chạy hoặc tập các môn thể thao cần phải phù hợp với sức khỏe, độ tuổi và tính chất công việc. Ảnh: H.Y

Hiểm họa từ tập thể dục quá sức

GD&TĐ - Hoạt động thể dục có rất nhiều lợi ích, nhưng nếu tập quá sức có thể khiến cơ thể đối mặt với nhiều tác hại nguy hiểm, thậm chí tử vong.