Bắt Phó giám đốc cùng 3 nhân viên Ngân hàng Agribank chi nhánh Krông Bông

GD&TĐ - Cơ quan điều tra Công an tỉnh Đắk Lắk vừa bắt Phó Giám đốc cùng 3 nhân viên ngân hàng Agribank chi nhánh Krông Bông vì hành vi Cố ý làm trái các quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.

Lực lượng công an đọc lệnh khám xét nhà riêng của nhân viên ngân hàng.
Lực lượng công an đọc lệnh khám xét nhà riêng của nhân viên ngân hàng.

Trưa 6/10, Công an tỉnh Đắk Lắk vừa bắt giữ 4 cán bộ tại ngân hàng Agribank chi nhánh huyện Krông Bông (Đắk Lắk).

Các cán bộ đang bị tạm giữ là: Tôn Đắc Hải (SN 1971, Phó giám đốc, bà Lê Thị Hồng Loan (SN 1963, Kế toán trưởng, bà Nguyễn Thị Hiền (SN 1965, Trưởng phòng Tín dụng và ông Đỗ Hoàng Nguyên (SN 1977, Phó phòng tín dụng).

Theo cơ quan điều tra, 4 cán bộ bị bắt để điều tra làm rõ hành vi cố ý làm trái các quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.

Trước đó, ngày 2/8, cơ quan điều tra đã bắt giữ Ngô Quốc Vinh (56 tuổi, nguyên Giám đốc ngân hàng Agribank chi nhánh huyện Krông Bông) để điều tra về hành vi cố ý làm trái quy định nhà nước gây hậu quả nghiêm trọng.

Ngày 16/5, Chu Ngọc Hải (33 tuổi) nguyên cán bộ tín dụng Ngân hàng Agribank chi nhánh Krông Bông đã bị bắt khẩn cấp để điều tra về hành vi làm giả thủ tục, hồ sơ nhằm chiếm đoạt tài sản.

Theo kết quả điều tra ban đầu, từ năm 2015 đến khi bị bắt, Hải đã tiếp nhận, xử lý hơn 500 bộ hồ sơ vay vốn với tổng số tiền hơn 100 tỷ đồng. Trong số các bộ hồ sơ này có nhiều bộ bị Hải làm giả để rút tiền của Chi nhánh Agribank Krông Bông rồi chiếm đoạt, sử dụng vào mục đích cá nhân.

Sau khi điều tra xác minh, Cơ quan điều tra khẳng định Giám đốc, Phó giám đốc cùng Trưởng phòng Tín dụng, Trưởng phòng Kế toán và Phó phòng Tín dụng Ngân hàng Agribank chi nhánh Krông Bông đã cố ý làm trái trong việc quản lý để Hải có cơ hội chiếm đoạt hàng chục tỷ đồng.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Giáo viên lồng ghép các trò chơi trong giờ học tiếng Anh tăng cường nhằm tăng hứng thú cho học sinh.

Còn nhiều khó khăn và thách thức

GD&TĐ - Để triển khai tốt chương trình tiếng Anh tăng cường cần phải đẩy mạnh xã hội hóa, trong đó sự đồng thuận của phụ huynh đóng vai trò quan trọng.