Bắt "nữ quái" giết cha, trốn biệt tích gần 30 năm

Trần Thị Hồng ở Tiền Giang dùng dây siết cổ giết chết cha ruột rồi thay tên bỏ trốn gần 30 năm. 

Đối tượng Trần Thị Hồng tại cơ quan công an.
Đối tượng Trần Thị Hồng tại cơ quan công an.

Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Tiền Giang hôm nay đang tạm giữ hình sự Trần Thị Hồng (53 tuổi, ngụ xã Hội Cư, huyện Cái Bè) để điều tra về hành vi ‘‘Giết người’’.

Hồng là nghi phạm giết cha rồi bỏ trốn từ năm 1992 đến nay. “Nữ quái” này bị bắt khi đang lẩn trốn ở xã Mỹ Lộc, huyện Cần Giuộc, Long An.

Theo điều tra, năm 1991, Hồng và cha ruột là ông Trần Văn Bền xảy ra mâu thuẫn. Nguyên nhân là do ông Bền mỗi khi đi nhậu về thường đánh đập vợ con.

Trong lần tức giận, Hồng dùng dây siết cổ giết chết cha ruột. Hồng bị cơ quan CSĐT Công an tỉnh Tiền Giang bắt giữ.

Do thời điểm đó Hồng đang mang thai và nuôi con nhỏ nên được cơ quan điều tra cho tại ngoại, cấm đi khỏi nơi cư trú.

Sau đó, Hồng đổi tên thành Trần Thị Bảy, bỏ trốn ở nhiều tỉnh, thành như: Tiền Giang, TP.HCM, Long An.

Quá trình bỏ trốn, Hồng mưu sinh bằng nghề mua bán cá tại chợ Hoàng Hoa Thám ở quận Tân Bình, TP.HCM.

Năm 2016, Hồng cùng con gái dọn về xã Mỹ Lộc sinh sống cho đến nay. Quá trình điều tra, cơ quan CSĐT Công an tỉnh Tiền Giang phối hợp cùng Công an tỉnh Long An bắt giữ Hồng.

Theo Vietnamnet

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Tiến sĩ Thiện trong phòng nghiên cứu thí nghiệm về bê tông.

Từ bốc vác đến… tiến sĩ xứ 'cờ hoa'

GD&TĐ - Từ một học sinh miền quê với hoàn cảnh nghèo khó, chàng trai Trần Quốc Thiện (TP Đà Nẵng) đã vươn lên đạt nhiều thành tựu trong học tập nghiên cứu...
Nhóm tác giả nghiên cứu bột vỏ sầu riêng làm thức ăn cho vịt giúp nâng cao năng suất và chất lượng vật nuôi.

Vỏ sầu riêng làm thức ăn cho vịt

GD&TĐ - Thức ăn hữu cơ từ bột vỏ sầu riêng lên men giúp vịt mau lớn, tăng sức đề kháng là sản phẩm của nhóm HS Trường THPT Huỳnh Tấn Phát (Bình Đại, Bến Tre).
Ảnh minh họa.

Giá trị của hòa bình

GD&TĐ - Ralph Waldo Emerson từng nói: “Những chiến thắng thật sự và bền lâu là chiến thắng của hòa bình, không phải của chiến tranh”.
Gia đình 3 thế hệ ông Trần Út Nhì vào rừng ăn ong. Ảnh: Nguyễn Thanh Dũng.

Về U Minh Hạ theo chân thợ rừng 'ăn ong'

GD&TĐ - 'Ăn ong' như thế nào để không bị ong đốt, giữ được lượng mật và để ong còn trở về làm tổ, có lẽ chỉ những người thợ rừng lâu năm ở U Minh Hạ mới biết.