Các nhà khoa học tin rằng không thể có cầu vồng trong bầu khí quyển khô và không nhất quán của sao Hỏa vì hiện tượng quang học hiếm có này đòi hỏi vô số giọt nước nhỏ để khúc xạ tia ánh sáng mặt trời.
Theo giám đốc điều hành chương trình Khám phá Hệ mặt trời tại NASA Dave Lavery, hiện tượng “cầu vồng” trên hành tinh đỏ này có thể do một vệt bụi bị phản chiếu ánh sáng mặt trời bên trong ống kính của máy ảnh, tương tự như “ống kính lóa”.
Theo ông Dave Lavery, “con tàu gần như đang ở phía bắc của máy bay trực thăng, vì vậy camera gần như nhìn thẳng về phía nam vào khoảng 2 giờ theo giờ mặt trời trên sảo Hỏa”, đây là điều kiện lý tưởng để ánh sáng đi lạc cản trở ống kính camera.
Tuy nhiên, một số chuyên gia nói rằng cầu vồng trên cũng có thể do “cầu vồng băng” tạo ra vì tuyết đã được quan sát thấy ở các vùng cực của sao Hỏa.
Vào ngày 19/2, tàu thám hiểm Perseverance của NASA đã hạ cánh xuống sao Hỏa để tìm kiếm dấu vết của sự sống trong quá khứ xa xôi trên hành tinh đỏ này. Camera của tàu thám hiểm đã gửi ảnh và video cùng với một số bản ghi âm thanh nơi đây về Trái đất.