Bắt gặp khoảnh khắc ngoạn mục khi một hành tinh ra đời

GD&TĐ - Những hình ảnh ngoạn mục từ kính thiên văn châu Âu cho thấy hành tinh xa xôi cách Trái Đất khoảng 440 năm ánh sáng đang hình thành.

Ngôi sao HD 135344B có một hoa văn xoắn ốc đặc biệt, mà các nhà thiên văn tin rằng được tạo ra bởi một hành tinh trẻ bắt đầu làm xáo trộn đám mây khí và bụi đang quay quanh các ngôi sao trẻ.
Ngôi sao HD 135344B có một hoa văn xoắn ốc đặc biệt, mà các nhà thiên văn tin rằng được tạo ra bởi một hành tinh trẻ bắt đầu làm xáo trộn đám mây khí và bụi đang quay quanh các ngôi sao trẻ.

Các nhà thiên văn vừa ghi lại được hình ảnh đáng kinh ngạc về sự ra đời của một hành tinh xa xôi. Hành tinh này quay quanh ngôi sao HD 135344B, cách Trái Đất khoảng 440 năm ánh sáng.

Những hình ảnh cho thấy hành tinh bắt đầu tạo ra các vòng xoắn của bụi và khí quanh ngôi sao chủ. Theo các nhà khoa học, hành tinh này có khả năng lớn gấp đôi sao Mộc và nằm cách ngôi sao của nó một khoảng tương đương khoảng cách từ Sao Hải Vương đến Mặt Trời.

Các hành tinh được hình thành từ những vành vật chất nóng xoay quanh các ngôi sao trẻ, gọi là đĩa tiền hành tinh.

bat-gap-khoanh-khac-ngoan-muc-khi-mot-hanh-tinh-ra-doi.jpg
Các nhà thiên văn đã phát hiện sự ra đời của một hành tinh mới đang hình thành quanh một ngôi sao trẻ, xa xôi. Phát hiện này mang đến một góc nhìn độc đáo về cách hành tinh của chúng ta có thể đã hình thành cách đây hơn 4 tỷ năm.

Khi hành tinh bắt đầu hình thành, chúng “quét” quỹ đạo, tạo ra các vòng, khe hở và vòng xoắn trong bụi. Dù các nhà thiên văn từng thấy những hoa văn này trước đây, đây là lần đầu tiên người ta bắt gặp quá trình này khi đang diễn ra.

Tác giả chính Francesco Maio, nghiên cứu sinh tiến sĩ tại Đại học Florence, nói: “Chúng ta sẽ không bao giờ chứng kiến sự hình thành của Trái Đất, nhưng ở đây, quanh một ngôi sao trẻ cách 440 năm ánh sáng, chúng ta có thể đang nhìn thấy một hành tinh ra đời trong thời gian thực.”

Đài Quan sát Nam châu Âu phát hiện các vòng xoắn quanh HD 135344B từ năm 2016 bằng Kính thiên văn Rất Lớn (VLT). Tuy nhiên, thiết bị thời đó chưa đủ nhạy để xác nhận liệu có hành tinh tiền thân trong các vòng.

bat-gap-khoanh-khac-ngoan-muc-khi-mot-hanh-tinh-ra-doi-3.jpg
Hình ảnh này cho thấy bầu trời quanh ngôi sao đó. Ở trung tâm bức ảnh, bạn có thể thấy 2 ngôi sao sáng cạnh nhau, và HD 135344B là ngôi sao ở phía dưới.

Trong nghiên cứu mới công bố trên tạp chí Astronomy and Astrophysics, các nhà nghiên cứu dùng thiết bị ERIS (Enhanced Resolution Imager and Spectrograph) của VLT để xác định vị trí có khả năng tồn tại hành tinh.

Ông Maio và các đồng tác giả phát hiện một “ứng viên hành tinh” ngay tại gốc một cánh tay bụi khí. Họ còn trực tiếp ghi nhận được ánh sáng từ hành tinh, một bằng chứng mạnh mẽ rằng các khe hở và vòng trong đĩa tiền hành tinh che giấu những hành tinh đang hình thành.

Ông Maio nói: “Điều khiến phát hiện này có thể trở thành bước ngoặt là, khác với nhiều quan sát trước đây, chúng tôi có thể trực tiếp phát hiện tín hiệu của hành tinh tiền thân, vốn vẫn đang nằm sâu trong đĩa.”

bat-gap-khoanh-khac-ngoan-muc-khi-mot-hanh-tinh-ra-doi-4.jpg
Lần đầu tiên, các nhà thiên văn đã phát hiện được một hành tinh nằm ở gốc của một trong những cánh tay xoắn ốc này. Đây là bằng chứng mạnh mẽ cho thấy những hoa văn quanh một số ngôi sao được tạo ra bởi các hành tinh mới sinh.

Cùng lúc đó, một nhóm nghiên cứu khác cũng dùng ERIS để phát hiện một hành tinh tiềm năng khác quanh ngôi sao V960 Mon, cách Trái Đất khoảng 5.000 năm ánh sáng. Khi được chụp lần đầu năm 2023, ngôi sao này phóng ra các cánh tay bụi khí rộng hơn cả Dải Ngân Hà.

Trong nghiên cứu mới, các nhà thiên văn nhận thấy các cánh tay bụi đang “phân mảnh”, gợi ý một quá trình gọi là “bất ổn hấp dẫn”. Thông thường, các hành tinh hình thành qua bồi tụ lõi.

Tuy nhiên đôi khi, ở xa ngôi sao, khí và bụi mát hơn có thể tự kéo lại dưới trọng lực để tạo nên lõi hành tinh.

bat-gap-khoanh-khac-ngoan-muc-khi-mot-hanh-tinh-ra-doi-5.jpg
Các nhà nghiên cứu cũng đã phát hiện một vật thể quanh ngôi sao V960 Mon. Họ tin rằng đây có thể là một hành tinh hoặc một sao lùn nâu đang hình thành thông qua một quá trình gọi là bất ổn hấp dẫn. Đây sẽ là lần đầu tiên con người chứng kiến quá trình này diễn ra.

Hiện tượng phân mảnh quanh V960 Mon được cho là do bất ổn hấp dẫn, song cũng có khả năng đó là một sao lùn nâu, lớn hơn hành tinh nhưng không đủ khối lượng để tỏa sáng như một ngôi sao.

Những thiên thể này có thể lớn gấp từ 13 đến 80 lần sao Mộc và quay rất xa ngôi sao đồng hành.

Theo Daily Mail

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ