Bắt đầu thử nghiệm “vaccine toàn cầu” trên người nhiễm HIV tại phía nam châu Phi

GD&TĐ - Việc thử nghiệm loại vaccine HIV mới đã được tiến hành ở phía nam châu Phi – đây là lần đầu tiên trong vòng hơn một thập kỷ, 2 thử nghiệm vaccine HIV lớn được tiến hành đồng thời.  

Virus HIV
Virus HIV

Háo hức tìm ra một loại thuốc hiệu quả chống lại virus gây ra bệnh HIV/AIDS, các nhà khoa học đã bắt đầu một nghiên cứu lớn bao gồm sự kết hợp 2 vaccine do hãng Johnson&Johnson kết hợp với Viện Y tế quốc gia Mỹ (NIH) và tổ chức Bill &Melinda Gates tiến hành.

Một nghiên cứu vaccine HIV khác có quy mô tương tự cũng được NIH hỗ trợ, đã bắt đầu tiến hành vào 11 năm ngoái.

Cả 2 nghiên cứu trên đều nhằm mục đích vượt qua kết quả thử nghiệm năm 2009 về một loại vaccine ở Thái Lan cho kết quả giảm lây nhiễm 31%. Theo chuyên gia Paul Stoffels thì kết quả có mới thể đạt hiệu quả trên 50%.

Thử nghiệm mới nhất có tên “Imbokodo” với sự tham gia của 2.600 người phụ nữ có hoạt động tình dục đang sống ở Nam Phi, Malawi, Mozambique, Zambia và Zimbabwe. Họ đã nhận được vaccine thử nghiệm hoặc giả dược tại các điểm nghiên cứu ở Nam Phi. Sau đó họ sẽ được theo dõi trong 3 năm để xem nó có thể ngăn chặn lây nhiễm hay không.

Điểm đặc biệt của loại vaccine mới nhất là nó sử dụng công nghệ kết hợp các protein  kích thích hệ thống miễn dịch từ các dòng HIV khác nhau trên thế giới. Với sự hỗ trợ của loại công nghệ này, các nhà khoa học hy vọng phát triển được một loại vaccine “toàn cầu” có thể giải quyết được vấn đề đa dạng của virus.

Mặc dù đã có những tiến bộ lớn trong việc điều trị và ngăn chặn HIV, các loại thuốc HIV hiện đại có thể biến căn bệnh từ bệnh chết người sang tình trạng mãn tính, số người bị nhiễm đang tiếp tục tăng lên và vaccine vẫn được xem là yếu tố quan trọng để đẩy lùi bệnh dịch này.

Trên thế giới hiện có khoảng 37 triệu người đang nhiễm HIV và gần 2 triệu người bị lây mới hàng năm.

Theo Sputnik

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ