Bất chấp lệnh cấm, trẻ em Trung Quốc vẫn học thêm dịp hè

GD&TĐ -Ngày 30/7, hai cơ sở giáo dục ở Bắc Kinh bị chỉ trích công khai vì tổ chức dạy thêm bất hợp pháp cho trẻ mẫu giáo vào dịp hè.

Phụ huynh, học sinh xếp hàng bên ngoài một trung tâm dạy thêm tại Bắc Kinh.
Phụ huynh, học sinh xếp hàng bên ngoài một trung tâm dạy thêm tại Bắc Kinh.

Hoạt động này đi ngược với mục tiêu của chính sách “giảm kép” là giảm áp lực học tập cho học sinh Trung Quốc.

Hoạt động dưới danh nghĩa trông trẻ trong dịp nghỉ hè, hai cơ sở trên đã lén lút tổ chức dạy thêm cho trẻ mẫu giáo Trung Quốc trước khi vào lớp 1 như học phát âm, tập viết, toán, tiếng Anh... Sau khi cơ quan giáo dục địa phương phát hiện và ra lệnh cảnh cáo, hai cơ sở này đã bị đình chỉ hoạt động và phải hoàn trả học phí cho phụ huynh.

Học sinh Trung Quốc đang trong thời gian nghỉ hè. Bộ Giáo dục Trung Quốc đã tổ chức chiến dịch kéo dài từ 20/7 – 30/8 nhằm giám sát, theo dõi và quản lý việc thực hiện chính sách “giảm kép”. Theo quy định, các trường phải giảm khối lượng và độ khó của bài tập về nhà, còn các trung tâm tư nhân không được tổ chức dạy thêm sau giờ học hoặc trong kỳ nghỉ.

Tuy nhiên, theo phương tiện truyền thông nước này, phụ huynh và học sinh đã cố gắng tận dụng thời gian nghỉ cho con học thêm nâng cao kiến thức. Do chính sách “giảm kép”, học sinh Trung Quốc phải học thêm “chui” tại các trung tâm tư nhân.

Nhiều thành phố trên toàn quốc, bao gồm Bắc Kinh, đã phát động và tăng cường thanh tra, truy quét các vi phạm về dạy thêm, học thêm dưới mọi hình thức. Nhiều cơ sở vi phạm chính sách được công khai rộng rãi và bị phạt.

Trong một năm qua, tình trạng dạy thêm, học thêm tại Trung Quốc phần nào đã được kiểm soát, từ đó giảm bớt gánh nặng học tập cho học sinh. Ngày càng nhiều phụ huynh quan tâm đến rèn luyện kỹ năng mềm hoặc sức khoẻ thể chất và tinh thần của con cái.

Dữ liệu từ Bộ Giáo dục Trung Quốc vào tháng 2/2022 cho thấy, số lượng cơ sở dạy thêm trực tiếp đã cắt giảm từ 124.000 xuống 9.700, tương đương giảm 92,14%. Đối với các cơ sở dạy thêm trực tuyến, con số này đã giảm 87,07%.

Nghiên cứu gần đây của Trường Đại học Renmin, Trung Quốc về chính sách “giảm kép” cho thấy các triệu chứng trầm cảm ở thanh thiếu niên đã giảm đáng kể trong năm học qua (giảm 78,6%). Tuy nhiên, tỷ lệ phụ huynh lo lắng cho việc học tập của con cái tăng 12,8%.

Nguyên nhân là do các trung tâm học thêm phải đóng cửa. Học sinh được phép nghỉ ngơi sau những giờ học căng thẳng trên trường nhưng phụ huynh lo ngại con sẽ bị xao nhãng khỏi việc học, thụt lùi so với bạn bè.

Ông Xiong Bingqi, Giám đốc Viện Nghiên cứu Giáo dục thế kỷ 21, nhận định, một trong những mục tiêu chính của “giảm kép” là giảm gánh nặng học tập cho học sinh. Điều này không đồng nghĩa ủng hộ học sinh lơ là, thiếu nghiêm túc với việc học tập.

“Ngược lại, các trường học phải nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục bằng cách đổi mới, sáng tạo phương pháp giáo dục, khơi dậy hứng thú học tập của học sinh và trau dồi năng lực học tập tự chủ của học sinh”, ông Xiong bày tỏ.

Theo Global Times

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Tiền đạo Tottenham lên chức bố

Tiền đạo Tottenham lên chức bố

GD&TĐ - Tiền đạo Richarlison của Tottenham và tuyển Brazil vừa thông báo anh sắp được làm bố khi bạn gái Amanda Araujo đang mang thai.

Toạ đàm “Trí tuệ nhân tạo và ảnh hưởng trong các trường ĐH” trong khuôn khổ Hội thảo “AI và tương lai giáo dục ĐH”.

AI và tương lai giáo dục đại học

GD&TĐ - Ngày 11/12, hội thảo “AI và tương lai giáo dục ĐH” được tổ chức nhằm chia sẻ nghiên cứu, ứng dụng thực tiễn của trí tuệ nhân tạo trong giáo dục ĐH.