Nhà trường - bạn đồng hành lý tưởng
Đánh giá hiệu quả về lĩnh vực cấp nước và vệ sinh trường học - thụ hưởng từ Chương trình mục tiêu Quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn (MTQG NS&VSMT) , ông Quang cho biết:
Khởi động từ năm 1999, đến nay, Chương trình với sự đầu tư của Chính phủ, của các nhà tài trợ và các tỉnh, cơ bản đã hoàn thành mục tiêu đề ra.
Riêng về lĩnh vực cấp nước và vệ sinh trường học mục tiêu đến năm 2015, 100% các cơ sở giáo dục (không bao gồm các điểm trường phụ) có công trình cấp nước và nhà tiêu hợp vệ sinh. Tuy nhiên đến nay, do một số nguyên nhân khách quan, theo báo cáo của các địa phương cũng như báo cáo của Bộ Giáo dục và Đào tạo mới chỉ có 91% trường học có công trình cấp nước và nhà tiêu hợp vệ sinh.
Đây là thành quả của sự nỗ lực và quyết tâm cao. Để đạt được tỷ lệ trên, tôi đánh giá cao những đóng góp và sự phối hợp của ngành Giáo dục thông qua việc triển khai các hoạt động: Tiếp tục chỉ đạo các địa phương chủ động phối hợp liên ngành: Y tế, Giáo dục, Nông nghiệp trong việc triển khai thực hiện Chương trình;
Đa dạng hóa các hoạt động truyền thông, giáo dục, mở rộng phạm vi, chú trọng kiến thức và kỹ năng sử dụng, bảo quản công trình bền vững. Cung cấp các tài liệu truyền thông, cẩm nang hướng dẫn, áp dụng rộng rãi tại cơ sở.
Tích hợp, lồng ghép nội dung giáo dục về vệ sinh môi trường và vệ sinh cấp nước vào chương trình giáo dục chính khóa và ngoại khóa.
Phát triển hệ thống y tế trường học, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ y tế trường học, cán bộ quản lý và giáo viên cốt cán về công tác nước sạch vệ sinh môi trường.
Giám sát chặt chẽ công tác quản lý, đầu tư xây dựng. Kiểm tra đánh giá thường xuyên việc thực hiện công tác nước sạch vệ sinh môi trường trường học, cấp nước an toàn và vệ sinh trường học; tăng cường chỉ đạo việc sử dụng và bảo quản công trình cấp nước và vệ sinh trong trường học.
Chia sẻ về lý do Chương trình MTQG NS&VSMT nông thôn chọn nhà trường làm đối tượng để triển khai tuyên truyền sâu rộng, ông Quang cho biết:
Mục tiêu cấp nước và nhà tiêu hợp vệ sinh trong trường học được ưu tiên. Để thực hiện được mục tiêu bên cạnh đầu tư xây dựng công trình thì công tác truyền thông cho đội ngũ các nhà quản lý Giáo dục, các thầy cô giáo và học sinh rất được quan tâm bởi lẽ:
Ngành giáo dục có một hệ thống từ trung ương đến địa phương. Ở đó các em được truyền thụ kiến thức cũng như vấn đề nước sạch và vệ sinh;
Học sinh là thế hệ tương lai của đất nước nên việc nâng cao nhận thức về nước sạch và vệ sinh môi trường để từ đó có hành vi đúng trong việc sử dụng nước sạch và nhà tiêu hợp vệ sinh là vô cùng cần thiết. Mặt khác, học sinh là đối tượng đông đảo nên mọi hành vi vệ sinh tốt có sức lan tỏa cho công đồng thậm chí ảnh hưởng tích cực tới hành vi của các bậc phụ huynh.
Sau khoảng 16 năm thực hiện Chương trình (từ năm 1999 đến nay), bên cạnh những thuận lợi, với nhánh công việc phối hợp với ngành Giáo dục, Chương trình MTQG NS&VSMT cũng gặp những khó khăn nhất định, trở thành bài học kinh nghiệm quý cho việc triển khai những chương trình phối hợp khác trong tương lai.
Trong thời gian qua, đặc biệt từ khi triển khai chương trình , ngành giáo dục đào tạo từ trung ương và địa phương đã rất quan tâm đến công tác cấp nước và vệ sinh trường học;
Điều này thể hiện trong việc phối hợp tốt giữa 3 ngành Nông nghiệp – Y tế - Giáo dục từ TW tới địa phương thông qua công tác chỉ đạo điều hành;
Phía Bộ GD&ĐT đã xây dựng và ban hành thiết kế mẫu các loại nhà tiêu hợp vệ sinh áp dụng trong trường học;
Đồng thời, xây dựng các tài liệu truyền thông thông qua các hoạt động nội ngoại khóa trong trường học cung cấp kiến thức về bảo vệ môi trường cung cấp nước sạch cho học sinh và giáo viên.
Tuy nhiên, Chương trình MTQG NS&VSMT mong rằng, ngành Giáo dục cần thực hiện tốt hơn công tác báo cáo thông qua bộ chỉ số giám sát đánh giá làm cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch cũng như công tác sữa chữa nâng cấp các công trình cấp nước và vệ sinh trường học;
Các cơ sở giáo dục cần đẩy mạnh hơn nữa công tác quản lý vận hành sử dụng các công trình cấp nước và vệ sinh trường học sau đầu tư. Đồng thời, cần có hướng dẫn mô hình quản lý các công trình cấp nước và nhà tiêu hợp vệ sinh để phát huy hiệu quả các công trình.
Ảnh minh họa |
Sự bền vững đã vững bên trong ý thức người dân
Chia sẻ nhận định về tính bền vững sau khi Chương trình MTQG NS&VSMT kết thúc, ông Nguyễn Xuân Quang cho rằng:
Nước sạch và vệ sinh trường học là thiết yếu cho con em chúng ta và thông qua việc sử dụng nước sạch và vệ sinh tạo cho học sinh có được những hành vi tốt, góp phần cùng xã hội bảo vệ và sử dụng nguồn nước cũng như vệ sinh môi trường tốt hơn.
Sau khi kết thúc chương trình (sau 2015) công tác nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn chắc chắn vẫn được nhà nước và các tầng lớp xã hội quan tâm và phát huy vì phần lớn người dân đã nhận thức rằng, bảo vệ nguồn nước và môi trường sống là bảo vệ hơi thở của chính mình:
Song song với đó là các chính sách hỗ trợ, giúp duy trì và phát huy tốt những thành quả mà Chương trình MTQG NS&VSMT.
Chính phủ đã phê duyệt chương trình cấp nước và vệ sinh nông thôn dựa theo kết quả do WB tài trợ cho 29 tỉnh (bao gồm 8 tỉnh đồng băng sông Hồng, 14 tỉnh miền núi phía Bắc, 5 tỉnh Tây Nguyên cùng Ninh thuận và bình thuận).
Mục tiêu nước sạch và vệ sinh nông thôn trong đó có trường học được lồng ghép vào Chương trình MTQG nông thôn mới.
Công tác Xã hội hóa theo Quyết định số 131/QĐ-TTg ngày 02/11/2009 của Thủ tương Chính phủ về một số chính sách ưu đải, khuyến khích đầu tư và quản lý khai thác công trình cấp nông thôn; Nghị định số 15/NĐ-CP ngày 14/2/2015 của Thủ tướng Chính phủ về đầu tư theo hình thức đối tác công - tư.
Với tư cách một chuyên gia - người đồng hành cùng Chương trình MTQG NS&VSMT suốt gần 16 năm qua, đồng hành cùng ngành giáo dục nâng cao nhận thức và biến đổi hành vi của học sinh trong việc bảo vệ nguồn nước sạch và về sinh môi trường, Ông Nguyễn Xuân Quang rất mong các em học sinh, sinh viên hãy là cầu nối, là những tuyên truyền viên tích cực về ý thức bảo vệ nguồn nước sạch và môi tường sống trong lành.