Hơn 200.000 trẻ bị suy dinh dưỡng nặng cấp tính, trong đó hàng ngàn trẻ em tử vong mỗi năm do những nguyên nhân có liên quan đến suy dinh dưỡng".
Thông tin trên được bà Trương Tuyết Mai, Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng quốc gia, cho biết tại hội thảo "Truyền thông về dinh dưỡng cho trẻ em dân tộc thiểu số" do Tổ chức cứu trợ trẻ em tại Việt Nam (SCI) vừa tổ chức.
Can thiệp dinh dưỡng ngay từ khi đầu đời sẽ hạn chế tình trạng thấp còi ở trẻ
Thống kê cho thấy cứ 6 trẻ dưới 5 tuổi lại có 1 trẻ bị suy dinh dưỡng. Đặc biệt, tỉ lệ này ở trẻ em dân tộc thiểu số gấp đôi so với trẻ em người Kinh.
Tình trạng thiếu vi chất dinh dưỡng của trẻ cũng đang ở con số đáng báo động. Có 80,8% trẻ em bị thiếu kẽm; 31,3% thiếu máu do thiếu sắt và 16% thiếu vitamin A. Trong khi đó, thiếu vi chất dinh dưỡng là nguyên nhân dẫn đến mù lòa, thiếu máu, đần độn kém phát triển trí tuệ ở trẻ.
Bà Dragana Stricnic, Giám đốc SCI, thông tin rằng suốt 27 năm có mặt tại Việt Nam, SCI nhận thấy nguyên nhân chính của tình trạng suy dinh dưỡng thấp còi ở trẻ em dân tộc thiểu số do các bà mẹ cho trẻ ăn thức ăn thô sớm, ăn cơm khi mới 2-3 tháng tuổi. Phụ nữ sinh con dày, sinh sớm nên không ít trẻ bị suy dinh dưỡng từ bào thai...