Bảo đảm an toàn cho giáo viên, học sinh khi học trực tiếp

GD&TĐ - Cử tri tỉnh Đồng Tháp kiến nghị Bộ GD&ĐT cần có giải pháp phù hợp để nâng cao chất lượng dạy và học trực tuyến, giải pháp bảo đảm an toàn cho giáo viên, học sinh (HS) khi tổ chức học tập trung.

Ảnh minh họa/INT
Ảnh minh họa/INT

Bộ GD&ĐT cho biết: Đại dịch Covid-19 kéo dài đã ảnh hưởng lớn tới các hoạt động của xã hội, trong đó có hoạt động của ngành Giáo dục. Một số địa phương phải triển khai dạy học trực tuyến, qua truyền hình. Tuy nhiên, thời gian đầu triển khai hình thức này với điều kiện hạ tầng kỹ thuật còn tự phát, chưa đồng bộ… đã tác động không nhỏ đến hiệu quả dạy và học.

Nhận diện rõ vấn đề diễn ra trong thực tiễn, Bộ GD&ĐT chủ động thực hiện các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy học trực tuyến; đồng thời ứng phó linh hoạt, phù hợp tình hình dịch Covid-19, cụ thể:

Ban hành Thông tư số 09/2021/TT-BGD&ĐT quy định về quản lý và tổ chức dạy học trực tuyến trong cơ sở GDPT và cơ sở giáo dục thường xuyên. Phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông phát động chương trình “Sóng và máy tính cho em”. Ban hành Chỉ thị thực hiện nhiệm vụ năm học 2021 - 2022 ứng phó với dịch Covid-19. Tham mưu trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị về việc đẩy mạnh triển khai các nhiệm vụ, giải pháp tổ chức dạy học an toàn, bảo đảm chương trình và mục tiêu chất lượng giáo dục, đào tạo ứng phó với đại dịch Covid-19. Ban hành hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2021 - 2022; xây dựng và triển khai kế hoạch năm học chủ động, linh hoạt, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ em và HS các cấp học. Hướng dẫn các cơ sở giáo dục xây dựng Kế hoạch giáo dục nhà trường nhằm vận dụng linh hoạt, đa dạng các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học để khắc phục, ứng phó với tác động của dịch Covid-19, chủ động các phương án, kịch bản tổ chức dạy học phù hợp với tình hình dịch bệnh và khả năng đáp ứng của cơ sở giáo dục, điều kiện thực tế của HS;

Tổ chức tập huấn, nâng cao năng lực tổ chức dạy học trực tuyến, dạy học qua truyền hình cho đội ngũ giáo viên cốt cán. Ban hành các công văn hướng dẫn thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) năm học 2021 - 2022 ứng phó với dịch Covid-19, trong đó đã rà soát chương trình giáo dục các cấp học, xác định nội dung cốt lõi cần đạt được của chương trình để hướng dẫn địa phương tổ chức dạy học phù hợp với tình hình dịch bệnh. Ban hành công văn hướng dẫn tổ chức dạy học, đánh giá HS tiểu học thực hiện Chương trình GDPT ứng phó với dịch Covid-19. Tổ chức tập huấn về tư vấn, hỗ trợ tâm lý HS do ảnh hưởng của dịch Covid-19 cho cán bộ, giáo viên trường phổ thông. Thực hiện quyết liệt, hiệu quả các biện pháp phòng ngừa, ứng phó với tác động tiêu cực của dịch Covid-19, bảo đảm an toàn trường học, bảo vệ, nâng cao sức khoẻ của trẻ em, HS.

Để học sinh, giáo viên quay trở lại trường học an toàn trong điều kiện bình thường mới theo Nghị quyết 128/NQ-CP trên cơ sở bảo đảm an toàn phòng chống dịch, Bộ GD&ĐT tiếp tục chỉ đạo các cơ sở GD-ĐT chủ động xây dựng kế hoạch, kịch bản, giải pháp ứng phó với tình huống dịch Covid-19 còn ảnh hưởng lâu dài, bảo đảm an toàn trường học và thực hiện nhiệm vụ năm học 2021 - 2022. Bên cạnh đó, Bộ GD&ĐT phối hợp với Bộ Y tế cập nhật, bổ sung hướng dẫn/quy định/sổ tay công tác phòng chống dịch trong các cơ sở giáo dục; kiện toàn hệ thống y tế trường học đáp ứng yêu cầu phòng chống dịch và triển khai thành công chiến dịch tiêm chủng cho trẻ em 12 - 17 tuổi trong trường học.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Giáo viên Trường THCS Thụy Liên (Thái Thụy, Thái Bình) trong giờ dạy môn Khoa học tự nhiên.

Giúp dạy học hiệu quả môn tích hợp

GD&TĐ - Sau 3 năm triển khai, các nhà trường đã rút ra những kinh nghiệm để triển khai dạy học hiệu quả môn tích hợp, nhất là môn Khoa học tự nhiên.
Minh họa/INT

Bóng ma hạt nhân ở Trung Đông

GD&TĐ - Tình hình Trung Đông đã đột ngột căng thẳng kể từ đêm 13/4 rạng sáng 14/4 khi Iran lần đầu tiên trong lịch sử thực hiện một cuộc không kích quy mô lớn.