Kế hoạch đưa chỉ tiêu phấn đấu đến năm 2020 có ít nhất 35% người khuyết tật trong độ tuổi THPT, 75% người khuyết tật trong độ tuổi THCS; 85% người khuyết tật độ tuổi mầm non và tiểu học được tiếp cận giáo dục hòa nhập chất lượng, bình đẳng và thân thiện.
Mỗi cấp học có ít nhất 50% cán bộ quản lí, giáo viên, nhân viên hỗ trợ trực tiếp giáo dục người khuyết tật được tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ về giáo dục người khuyết tật do các cấp tổ chức.
100% cơ sở giáo dục được phổ biến và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về giáo dục người khuyết tật.
15% cơ sở giáo dục tổ chức hiệu quả hoạt động phòng/góc hỗ trợ giáo dục hòa nhập học sinh khuyết tật.
Để thực hiện mục tiêu trên, Sở GD&ĐT Ninh Bình đưa ra 7 nhiệm vụ và giải pháp. Trong đó có việc thành lập, kiện toàn, nâng cao năng lực tổ chức hoạt động của Ban chỉ đạo giáo dục người khuyết tật cấp Sở, Phòng GD&ĐT; đẩy mạnh công tác truyền thông; khảo sát, đánh giá nhu cầu giáo dục người khuyết tật;
Rà soát, đánh giá việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, các nội dung giáo dục người khuyết tật; tăng cường các điều kiện nâng cao chất lượng giáo dục người khuyết tật; phát triển hệ thống dịch vụ hỗ trợ giáo dục người khuyết tật; tăng cường phối hợp với các sở, ban, ngành trong thực hiện giáo dục người khuyết tật.
Kinh phí thực hiện từ ngân sách nhà nước được bố trí từ dự toán chi thường xuyên hàng năm của ngành giáo dục và các địa phương; các chương trình mục tiêu, các đề án có liên quan đên trợ giúp người khuyết tật...