Bán đấu giá tranh đá của thầy trò Tu Mơ Rông gây quỹ từ thiện

GD&TĐ - 125 triệu đồng tiền bán đấu giá 10 bức tranh vẽ trên đá của giáo viên và học sinh Tu Mơ Rông sẽ được quyên góp vào quỹ từ thiện.

Bán đấu giá những bức tranh đá suối mà giáo viên và học sinh vẽ nhằm gây quỹ từ thiện.
Bán đấu giá những bức tranh đá suối mà giáo viên và học sinh vẽ nhằm gây quỹ từ thiện.

Muốn phát triển rừng trước tiên phải bảo vệ rừng

Ngày 8/2, ông Võ Trung Mạnh, Chủ tịch UBND huyện Tu Mơ Rông (tỉnh Kon Tum) cho biết, đơn vị vừa tổ chức bán đấu giá tranh vẽ trên đá của giáo viên và học sinh địa phương.

Theo đó, 10 bức tranh được đưa ra bán đấu giá tại Phiên chợ sâm Ngọc Linh, các dược liệu khác gắn với du lịch lần thứ 2.

Trúng đấu giá bức tranh “Siu Puông giữa đại ngàn” với số tiền 18 triệu, cao hơn giá khởi điểm 8 triệu đồng, anh Kiên – du khách ở thành phố Kon Tum rất vui và hạnh phúc. Anh chia sẻ, từ trước đến nay anh luôn yêu quý và dành một tình cảm đặc biệt đối với giáo dục. Khi tận mắt chiêm ngưỡng những bức tranh mà thầy cô giáo và học sinh vẽ, trang trí bằng đá anh rất ấn tượng. Chính vì vậy anh quyết tâm mua bằng được bức tranh đầy màu sắc và sinh động này.

“Số tiền bán tranh sẽ được quyên góp vào quỹ khuyến học và quỹ vì người nghèo nên tôi rất vui. Tôi muốn ủng hộ một chút để giúp những em học sinh khó khăn vươn lên trong học tập”, anh Kiên bộc bạch.

Bức tranh “Siu Puông giữa đại ngàn” được bán đấu giá 18 triệu đồng khiến cô và trò Trường Tiểu học xã Đăk Hà rất bất ngờ và xúc động.

Cô Hồ Thị Thùy Vân, Hiệu trưởng nhà trường chia sẻ, bức tranh được cô trò làm từ những vật dụng gần gũi, có ở tự nhiên nên tốn ít chi phí. Tuy nhiên, bức tranh lại tốn khá nhiều công sức của học sinh vì phải đi nhặt đá suối cách xa hàng chục cây số.

“Bức tranh được bán đấu giá vừa gây quỹ từ thiện hỗ trợ học sinh nghèo lại có thể quảng bá du lịch địa phương. Điều này giúp học sinh có điều kiện học tập tốt hơn và du lịch Tu Mơ Rông sẽ ngày càng vươn xa”, cô Vân nói.

Anh Dương Đăng Khoa hy vọng mọi người hãy cùng chung tay gìn giữ, bảo vệ rừng.
Anh Dương Đăng Khoa hy vọng mọi người hãy cùng chung tay gìn giữ, bảo vệ rừng.

Tương tự, anh Dương Đăng Khoa (xã Đăk Hà, huyện Tu Mơ Rông) may mắn trúng đấu giá bức tranh “Hãy bảo vệ chúng tôi” với giá 11 triệu đồng.

Anh Khoa chia sẻ, trong cuộc sống hiện nay muốn phát triển rừng trước tiên phải bảo vệ rừng. Do đó, thông qua bức tranh anh hy vọng mọi người hãy cùng chung tay gìn giữ, bảo vệ “lá phổi xanh”.

Gây quỹ từ thiện

Bức tranh “Siu Puông giữa đại ngàn” do giáo viên và học sinh Trường Tiểu học xã Đăk Hà vẽ trúng đấu giá với số tiền 18 triệu đồng.

Bức tranh “Siu Puông giữa đại ngàn” do giáo viên và học sinh Trường Tiểu học xã Đăk Hà vẽ trúng đấu giá với số tiền 18 triệu đồng.

Ông Võ Trung Mạnh chia sẻ, 10 bức tranh này phản ánh về cây quốc bảo - sâm Ngọc Linh, văn hoá Xơ Đăng độc đáo cùng những thắng cảnh tuyệt đẹp. Bên cạnh đó, các bức tranh cũng thể hiện khát khao xây dựng mái trường hạnh phúc, đất nước ấm no.

Những bức tranh được đưa đi đấu giá nằm trong Cuộc thi và Triển lãm nghệ thuật “Thắp sáng ước mơ” cho cán bộ, giáo viên, học sinh mà Phòng GD&ĐT huyện Tu Mơ Rông phát động. Tại đây các trường tổ chức cho giáo viên và học sinh dùng sơn dầu, màu nước vẽ lên đá, ván, tre, nứa. Nội dung vẽ có chủ đề về ước mơ xây dựng quê hương, văn hoá, con người, phong tục tập quán… Tu Mơ Rông.

“Chứng kiến học sinh Xơ Đăng dù còn khó khăn nhưng đã có ý thức lá lành đùm lá rách khiến tôi rất vui. Kết thúc phiên đấu giá, 10 bức tranh được bán với tổng số tiền 125 triệu đồng. Số tiền này, huyện sẽ đưa vào quỹ khuyến học, quỹ vì người nghèo để hỗ trợ sớm nhất cho những trường hợp thật sự cần”, ông Mạnh nói.

Cũng theo Chủ tịch UBND huyện Tu Mơ Rông, thông qua cuộc thi, huyện đã phát hiện nhiều học sinh người Xơ Đăng có năng khiếu hội hoạ. Do đó, thời gian tới, địa phương sẽ có hướng bồi dưỡng để các em có thể phát huy tài năng của mình.

Giáo viên và học sinh tạo ra sản phẩm mới, thú vị trên vật dụng quen thuộc.
Giáo viên và học sinh tạo ra sản phẩm mới, thú vị trên vật dụng quen thuộc.

Còn bà Phạm Thị Trung, Giám đốc Sở GD&ĐT Kon Tum cho hay, giáo viên và học sinh Tu Mơ Rông vẽ tranh trên đá là một hoạt động nghệ thuật độc đáo. Qua đó, giúp cho học sinh hiểu được vẽ đẹp tự nhiên, tạo ra sản phẩm mới, thú vị trên vật dụng quen thuộc. Không những vậy, hoạt động này làm tăng khả năng sáng tạo, giúp nhà trường và các em phát hiện năng khiếu. Nếu phát triển và định hướng tốt có thể trở thành sản phẩm du lịch của huyện.

“Sở GD&ĐT có định hướng phát triển sản phẩm du lịch thân thiện, bền vững có thể tái tạo, như: tranh gạo, thủ công mỹ nghệ…. Từ đó tạo ra những sản phẩm du lịch đặc sắc, đáp ứng nhu cầu khách hàng và mang nét đặc trưng của địa phương”, bà Trung nói.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Các em nhỏ thích thú tham gia trạm trải nghiệm 'Tích tịch tình tang'. Ảnh: Bình Thanh.

Cùng Thị Mầu... xuyên không

GD&TĐ - Vở diễn 'Thị Màu xuyên không' đem đến những khác biệt đầy bất ngờ, buộc khán giả không thể rời mắt.

Khoảnh khắc đô cử Lê Văn Công mang về tấm Huy chương Vàng đầu tiên cho Việt Nam ở Paralympic 2016.

Đôi tay thần kì

GD&TĐ - Vậy là, sau bốn năm, Paralympic - kì thế vận hội cho người khuyết tật một lần nữa lại diễn ra.

Minh họa: Vietpink.

Café chủ nhật: Cầu vồng sau mưa

GD&TĐ - Mấy hôm nay, không khí trong gia đình anh trở nên thật nặng nề. Bữa cơm không còn vui vẻ như trước. Ai cũng cúi đầu ăn thật nhanh.

Trước khi trở về nhà sau lũ lụt, bạn cần kiểm tra hư hỏng kết cấu của ngôi nhà và đảm bảo ngôi nhà luôn trong tình trạng an toàn trước khi bước vào. (Ảnh: ITN)

Mẹo vệ sinh nhà cửa an toàn sau lũ lụt

GD&TĐ - Sau mưa lũ, việc quan trọng với mỗi gia đình là dọn dẹp nhà cửa ngay khi nước rút. Để công việc này nhanh gọn và hiệu quả, bạn tham khảo mẹo sau.