Bạn đã biết hết 6 phép lịch sự kỳ lạ này của người Nhật Bản chưa?

GD&TĐ - Bỏ túi ngay 6 phép lịch sự kỳ lạ nhưng cần thiết này để không cảm thấy bỡ ngỡ trước những quy chuẩn của người Nhật Bản nhé.  

Bạn đã biết hết 6 phép lịch sự kỳ lạ này của người Nhật Bản chưa?

Nếu đến Nhật Bản lần đầu, chắc chắn bạn sẽ bối rối trước những quy tắc, phép lịch sự vô cùng chi li, tỉ mỉ của họ và không biết phải làm sao trước những điều này. Vì thế, để có thể trở thành một người tế nhị tại Nhật Bản, hãy cùng "nghía" qua 6 phép lịch sự cần thiết này nhé. 

1. Ăn mì có được quyền phát ra tiếng động không?

Bạn đã biết hết 6 phép lịch sự kỳ lạ này của người Nhật Bản chưa?

Ở các nước Phương Tây thì đây là một hành động không được lịch sự cho lắm vì họ thích giữ im lặng khi nhai thức ăn. Thế nhưng đối với người Nhật, họ thích nghe âm thanh khi cho mì vào miệng để thưởng thức. Họ có thể nâng cả bát mì lên để húp và hầu như không nói chuyện để có thể tận hưởng trọn vẹn vị ngon của bát mì. Chính vì vậy, bạn cứ thoải mái thưởng thức mì dù là ở nơi công cộng tại Nhật Bản vì đối với họ, việc đó không phải là vấn đề gì cả. 

2. Chủ nhà thường rót rượu sake cho khách vừa đủ hay đầy tràn?

Bạn đã biết hết 6 phép lịch sự kỳ lạ này của người Nhật Bản chưa?
Rượu sake được xem là thức uống đặc sản được nấu từ gạo của đất nước Nhật. Thường thì họ sẽ sử dụng một cái ly masu với hình dáng là một chiếc hộp vuông bằng gỗ để đong gạo nấu rượu. Ngoài cách uống trực tiếp trong hộp, họ còn có thể đặt ly thuỷ tinh nhỏ vào trong đó và rót đầy tràn ly thuỷ tinh để thể hiện sự quý mến của mình đến vị khách. 

3. Chào hỏi khi gặp nhau

Không phải tự nhiên người Nhật được phong tặng danh hiệu là Vua tỉ mỉ đâu nhé. Ngay cả cách chào hỏi khi gặp nhau đã thể hiện điều này rồi đấy bạn. 

Với những đối tượng, lứa tuổi và mối quan hệ khác nhau, họ sẽ có cách chào hỏi không hề... giống nhau. 

Bạn đã biết hết 6 phép lịch sự kỳ lạ này của người Nhật Bản chưa?

Eshaku (nghiêng 15 độ): Đây là kiểu chào giữa những người ngang hàng, có quan hệ thân thiết. 

Keirei (nghiêng 30 độ): Là kiểu chào thể hiện sự tôn trọng với người lớn tuổi, bố mẹ chào thầy cô giáo của con, giữa những người mới gặp lần đầu. 

Saikeirei (nghiêng 45 độ): Là kiểu chào thể hiện sự kính trọng cao nhất, lời cám ơn, xin lỗi sâu sắc. 

4. Chiếc khăn được nhân viên đưa đến khi vào nhà hàng?

Bạn đã biết hết 6 phép lịch sự kỳ lạ này của người Nhật Bản chưa?

Người Nhật Bản có truyền thống sử dụng khăn ướt Oshibori để lau tay trước khi dùng bữa. Tuy nhiên, ở thời buổi hiện đại như ngày nay, chiếc khăn này được các nhà hàng sử dụng để thực khách có thể lau miệng khi đang thưởng thức bữa ăn. Tuy nhiên, bạn không được sử dụng chúng để lau các khu vực khác trên mặt như cổ, tai, má,...

5. Nên để dép hướng vào trong hay ra ngoài khi đến chơi nhà người Nhật?

Bạn đã biết hết 6 phép lịch sự kỳ lạ này của người Nhật Bản chưa?

Bạn cần lưu ý rằng những điều nhỏ nhặt nhất bạn thể hiện trước người khác cũng đủ để họ nhận xét bạn là người có tính cách như thế nào đấy. Vì vậy khi đến chơi nhà người Nhật hay các nơi công cộng có lát sàn gỗ ở Nhật, bạn phải hết sức lưu ý xếp giày, dép của mình sao cho gọn gàng, ngăn nắp và xoay mũi hướng ra ngoài nhé. Việc làm này sẽ khiến bạn dễ dàng tìm kiếm được giày dép của mình và không gây cảnh lộn xộn khi tạm biệt chủ nhà. 

6. Có được phép đếm lại tiền thừa khi mua hàng? 

Thường ở Nhật Bản, người bán hàng sẽ đếm tiền ngay trước mặt bạn trước khi gửi lại. Chính vì vậy, bạn phải chú ý vào lúc này để tránh bị trả thừa hay thiếu. Nếu bạn đếm lại tiền thì hành động đó bị coi là thiếu tế nhị, không tôn trọng sự trung thực của người bán. 

Ngoài ra, tiền giao dịch giữa hai bên tại Nhật luôn được để trong khay để đảm bảo không rơi xuống đất, nhất là các đồng xu vì chúng có thể gây ra tiếng động ảnh hưởng đến người khác.

 
Theo Yan.vn

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Nhà thơ Mai Văn Phấn đọc thơ tại Thư viện Stockholm, Thụy Điển. Ảnh: NVCC

Khi thơ đương đại vẫy gọi, quyến rũ

GD&TĐ - Sáng tác thơ trong bối cảnh hiện nay, khi các nguyên tắc cổ điển ngày càng được nới lỏng để phù hợp với sự thay đổi trong tư duy và thị hiếu thẩm mỹ