Bám sát mục tiêu con người là trung tâm của quá trình phát triển

GD&TĐ - Sáng 18/9, Hội nghị Ban Chấp hành Hiệp hội An sinh xã hội ASEAN lần thứ 35 (ASSA 35) đã khai mạc tại Nha Trang (Khánh Hòa) với chủ đề “Cơ hội và thách thức của các hệ thống an sinh xã hội khu vực ASEAN trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 và tự do dịch chuyển lao động”.  

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Đ.N
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Đ.N

Tham dự Hội nghị có Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, lãnh đạo của các cơ quan an sinh xã hội của 10 nước ASEAN, đại diện các tổ chức quốc tế là đối tác của ASSA như Ngân hàng Thế giới, Hiệp hội An sinh xã hội quốc tế…

Phát biểu khai mạc Hội nghị, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho rằng cách mạng công nghiệp (CMCN) 4.0 đòi hỏi mạng lưới an sinh xã hội, các cơ quan bảo hiểm phải chuyển đổi mạnh mẽ, tăng cường ứng dụng công nghệ để đáp ứng những thay đổi hết sức to lớn trong thị trường lao động, các ngành nghề, người lao động.

Nhắc lại những cơ hội, thách thức của CMCN 4.0 được đề cập trong Diễn đàn Kinh tế Thế giới về ASEAN vừa diễn ra tại Hà Nội tuần trước, Phó Thủ tướng cho biết, từ nhiều góc nhìn khác nhau các nhà lãnh đạo ASEAN, Diễn đàn Kinh tế Thế giới, đông đảo lãnh đạo doanh nghiệp (DN), tập đoàn lớn đều thống nhất: CMCN 4.0 sẽ làm thay đổi thế giới và nhiệm vụ của chúng ta là làm cho sự thay đổi ấy tốt đẹp hơn, để máy móc, công nghệ trở thành công cụ phục vụ sự phát triển của con người, không để con người bị lệ thuộc vào máy móc.

“Một trong những môi trường để hấp dẫn lao động là yếu tố an sinh xã hội, hệ thống chế độ về lương, bảo hiểm. Tất cả chúng ta, trong đó có các cơ quan bảo hiểm phải cùng nhau trao đổi và nghiên cứu để nhìn ra được cơ hội, thách thức to lớn mà cuộc CMCN 4.0 mang lại” - Phó Thủ tướng chia sẻ. 

Theo Phó Thủ tướng, bên cạnh việc tiếp tục lạc quan trước những cơ hội mà CMCN 4.0 đem lại, cũng phải chú trọng giải quyết những vấn đề của cuộc cách mạng này đặt ra để sao cho tất cả các quốc gia phát triển và đang phát triển đều có cơ hội vươn lên và đặc biệt để không bao giờ xa rời mục tiêu con người là trung tâm của quá trình phát triển, không ai bị bỏ lại phía sau.

“Để thực hiện mục tiêu này có nhiều việc phải làm từ xây dựng cơ chế pháp luật, vận động nhân dân thay đổi thói quen. Ví dụ người dân Việt Nam có thói quen tiết kiệm để phòng lúc khó khăn chứ ít có thói quen gửi vào ngân hàng, đầu tư hay tham gia vào các cơ chế có tính chất bảo hiểm, an sinh xã hội” - Phó Thủ tướng dẫn chứng.

Liên quan đến tác động của CMCN 4.0 đối với thị trường lao động, Phó Thủ tướng nhấn mạnh nhiều ngành nghề cũ sẽ mất đi (dệt may, giày da, xây dựng, điện tử), thậm chí những nghề đòi hỏi kỹ năng rất cao như bác sĩ phẫu thuật thì với sự xuất hiện robot cũng sẽ phải thay đổi, trong khi nhiều nghề mới sẽ xuất hiện. Vì vậy, cộng đồng DN, Nhà nước, các tổ chức xã hội, người lao động phải đổi mới đào tạo để mọi người lao động, dù là lao động giản đơn hay phức hợp đều phải sẵn sàng nâng cao kỹ năng của mình, thậm chí chuyển đổi nhanh hơn, vẫn nghề nghiệp đấy nhưng phải có thêm những kỹ năng rất mới. Ở đây nhiệm vụ của các cơ quan an sinh xã hội là vô cùng cần thiết bởi trong quỹ, cơ chế bảo hiểm thất nghiệp có cơ chế giúp đào tạo chuyển nghề nhưng rõ ràng ở nhiều quốc gia đang phát triển như Việt Nam thì còn rất hạn chế…

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Câu trả lời rõ ràng

GD&TĐ - Mới đây, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Dương Đức Tuấn cho biết, sẽ thay thế tuyến buýt nhanh BRT Kim Mã - Yên Nghĩa bằng tuyến đường sắt đô thị...
Rút ngắn kỳ nghỉ hè có thể cải thiện năng suất học tập của học sinh.

Đề xuất rút ngắn kỳ nghỉ hè tại Anh

GD&TĐ - Quỹ từ thiện Nuffield, Anh, đề xuất nước này nên rút ngắn kỳ nghỉ hè từ 6 tuần xuống 4 tuần còn thời gian nghỉ giữa các học kỳ kéo dài 1 - 2 tuần.
Đồng bào các dân tộc xem triển lãm ảnh Bác Hồ với cộng đồng các dân tộc Việt Nam.

Tháng 5 'Theo dấu chân Người'

GD&TĐ - Tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Hà Nội) trong tháng 5/2024 sẽ diễn ra các hoạt động với chủ đề 'Theo dấu chân Người'.