Cách mạng giáo dục, việc làm linh hoạt trong thời đại 4.0

GD&TĐ - Với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin và các công nghệ khác, việc học tập của mỗi cá nhân, học tập suốt đời ngày càng tốt hơn giúp người lao động thích ứng nhanh hơn với yêu cầu của các nghề nghiệp mới cũng như tự tạo ra việc làm cho chính mình.  

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam và các diễn giả trong phiên thảo luận
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam và các diễn giả trong phiên thảo luận

Đây là đánh giá của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam tại phiên thảo luận “Tương lai việc làm ở ASEAN”, trong khuôn khổ Hội nghị Diễn đàn Kinh tế Thế giới về ASEAN, sáng 13/9, với sự tham dự của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam.

Theo Báo cáo Tương lai việc làm của WEF năm 2017, các nhà lãnh đạo ngành công nghiệp chủ chốt ở ASEAN nhận định việc tuyển dụng lao động trong nhiều ngành gặp khó khăn. WEF dự báo cứ 3,72 việc làm được tạo ra, thì có 1 việc làm bị mất. Mặc dù thay đổi công nghệ làm ảnh hưởng đến công việc (từ robot công nghiệp trong ngành sản xuất đến trí tuệ nhân tạo trong ngành dịch vụ), nhưng cũng tạo ra những cơ hội việc làm mới. Vấn đề đặt ra là những hành động cần được thực hiện để bảo vệ người lao động khỏi những tác động của cách mạng công nghiệp (CMCN) 4.0, tạo ra những cơ hội việc làm mới.

Trao đổi với các đại biểu dự phiên thảo luận, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho biết, các khảo sát cho thấy người dân Việt Nam, đặc biệt là giới trẻ rất lạc quan về tương lai của CMCN 4.0 nhưng đi cùng với nó là không ít những thách thức đặt ra đối với các nhà hoạch định chính sách.

Bởi CMCN 4.0 mang đến nhiều nghề mới nhưng cũng rất nhiều nghề sẽ bị thay thế trong đó có những nghề đang sử dụng rất nhiều lao động như dệt may, da giày, xây dựng… Thực tế này đặt ra yêu cầu phải đào tạo lại để lao động chuyển sang nghề mới hoặc vẫn làm nghề cũ nhưng có trình độ cao hơn để đáp ứng các kỹ thuật mới. Tuy nhiên, Phó Thủ tướng chia sẻ bên cạnh lực lượng lao động công nghiệp - dịch vụ, Việt Nam còn phải tiếp tục chuyển dịch 38% lao động là nông dân sang khu vực công nghiệp - dịch vụ.

Đối với giáo dục phổ thông, Phó Thủ tướng cho biết, Việt Nam đang đẩy mạnh đổi mới, giúp học sinh ý thức được thế giới tương lai rất khó đoán định để thay đổi từ cách học một cách thụ động, vâng lời sang học chủ động, khuyến khích sáng tạo, dám nghĩ khác, dám đặt câu hỏi với giáo viên. Cùng với đó, giáo dục Việt Nam đang triển khai nhiều dự án khác nhau để đổi mới giáo dục phổ thông, đại học trên tinh thần tương thích với khung trình độ của ASEAN và thế giới, tiến tới hợp tác công nhận bằng cấp của nhau, chia sẻ học liệu, kinh nghiệm, cùng phát huy những cái tốt nhất của mình.

Với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin và các công nghệ khác, Phó Thủ tướng tin tưởng việc học tập của mỗi cá nhân, học tập suốt đời ngày càng tốt hơn. Người học không cần phải đến lớp thậm chí không cần có thầy mà có thể học trên mạng. Việt Nam đã có những dự án được khởi động để tạo ra những kho tri thức giúp mọi người, đặc biệt là người cao tuổi có thể qua điện thoại thông minh, truyền hình để học nâng cao kiến thức của mình thích ứng với yêu cầu mới.

Kết thúc phiên thảo luận, các diễn giả đều bày tỏ sự lạc quan vào tương lai việc làm ở ASEAN, dù khẳng định sẽ có nhiều thay đổi lớn. Nhiều cơ hội phát triển đang nằm trong tầm tay của các quốc gia trong khu vực, không chỉ bởi sự phát triển của khoa học công nghệ, mà còn bởi bản chất của con người là không hài lòng với những gì mình đang có, điều này sẽ thúc đẩy thế hệ tương lai không ngừng học hỏi, vươn lên giải quyết các thách thức để tối ưu hóa công nghệ, xây dựng cuộc sống tốt đẹp hơn.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Năng lực sản xuất vũ khí của Nga tăng đáng kể kể từ khi Moscow bắt đầu chiến dịch quân sự ở Ukraine.

Cảnh báo gây sốc khi kho vũ khí EU tụt hậu

GD&TĐ -Tổ hợp công nghiệp quân sự của Nga đã tăng cường sản xuất vũ khí kể từ khi bắt đầu chiến dịch quân sự ở Ukraine, xóa bỏ mọi dấu hiệu thiếu hụt.

Cây guitar bí ẩn.

Những cây đàn huyền bí

GD&TĐ - Trong một số trường hợp, nhạc cụ còn được cho là sở hữu sức mạnh huyền bí, mắc lời nguyền.