Với vị trí địa lý nằm cạnh một bên là Saudi Arabia và một bên là Iran, Qatar từ lâu đã chơi trò "đi dây ngoại giao" tế nhị giữa hai quốc gia Trung Đông và các siêu cường bảo trợ của họ.
Trong trường hợp Saudi Arabia - người ủng hộ chính của Riyadh trong nhiều thập kỷ là Hoa Kỳ, còn đối với Iran, quốc gia thân thiết ban đầu là Nga và sau đó tới Trung Quốc.
Theo các nhà quan sát, gần đây Saudi Arabia dường như đã chuyển hướng dọc theo trục Trung Quốc - Nga. Tuy nhiên bất chấp điều này, Qatar dường như vẫn trung thành với thỏa thuận không chính thức nhưng chắc chắn mà nước này đạt được với Mỹ, để cung cấp cho EU nguồn khí đốt quan trọng nhằm thay thế tài nguyên từ Nga.
Chuyên gia phân tích của tờ Oilprice - ông Simon Watkins cho biết, Doha đã nhận một lượng tiền khổng lồ dưới hình thức đầu tư từ Trung Quốc, nhưng đồng thời họ vẫn "quay sang" Washington.
Trung Quốc có thể đã tính toán sai khi đặt niềm tin vào LNG do Qatar cung cấp. |
Tập đoàn Dầu khí & Hóa chất Trung Quốc (Sinopec) đã ký một thỏa thuận với QatarEnergy vào tuần trước để mua 1,25% cổ phần trong dự án mở rộng và hóa lỏng khí đốt (NFE).
Dự án là chìa khóa cho kế hoạch tăng xuất khẩu LNG của Qatar lên 110 triệu tấn mỗi năm vào năm 2026 (77 triệu tấn hiện tại).
Việc gia tăng các hợp đồng khí đốt giữa Trung Quốc và Qatar, cũng như 1,25% cổ phần trong dự án mở rộng NFE, lẽ ra phải mang lại cho Bắc Kinh đảm bảo rằng họ sẽ được ưu tiên nhận nguyên liệu thô, nhưng mọi thứ hóa ra phức tạp hơn nhiều.
Doha có chung hoạt động kinh doanh với Conoco Philips của Mỹ. Theo ý muốn từ Washington, một trong những công ty con của họ sẽ mua LNG từ Qatar và sau đó đưa đến một trạm tiếp nhận ở Brunsbüttel, Đức, hiện vẫn đang được xây dựng.
Theo các nhà quan sát, một khi cơ sở hạ tầng đã sẵn sàng, Qatar sẽ có thể chuyển lượng khí đốt mà Trung Quốc đã đặt mua sang châu Âu.
Trong trường hợp này, Bắc Kinh không có hy vọng hợp tác lâu dài với quốc gia Trung Đông. Đây là điều đáng tiếc khi họ đang cố gắng đa dạng hóa nguồn cung và đã hoãn việc xây dựng tuyến thứ hai của đường ống Sức mạnh Siberia để nhận khí đốt từ Liên bang Nga.
Theo nhận xét của chuyên gia, Trung Quốc rất có thể sẽ hối hận về quyết định này, bởi khi đó không có thời điểm nào tốt hơn để nhập nguyên liệu thô cần thiết từ Nga.
Chiến lược đa dạng hóa hydrocarbon của Trung Quốc đang bùng nổ, nhưng tính toán của họ đã vấp phải sự phản kháng địa chính trị quyết liệt từ các đối thủ, đặc biệt là Mỹ.