Các biện pháp trừng phạt chống Nga sẽ 'đánh bật' đồng đô la Mỹ?

GD&TĐ - Các biện pháp trừng phạt chống Nga đã khởi động một quá trình phi đô la hóa lâu dài. Nhà phân tích Michel Jamrisko của tờ Bloomberg nhận xét.

Các biện pháp trừng phạt chống Nga sẽ 'đánh bật' đồng đô la Mỹ?

Ngày càng có nhiều nước trên thế giới chuyển sang giao dịch bằng đồng tiền quốc gia, từ chối sử dụng đồng đô la Mỹ. Tuy nhiên có thể mất nhiều thập kỷ trước khi USD cuối cùng mất đi "vương miện" thống trị.

Theo chuyên gia kinh tế Laurent Lecke - người đứng đầu bộ phận quản lý danh mục đầu tư tại Lumen Capital, phi đô la hóa là một quá trình dài hạn và sẽ mất rất nhiều năm.

“Xóa bỏ tình trạng đô la hóa là một cuộc chơi dài hạn. Nhưng tất nhiên nếu bạn muốn định vị bản thân trong vòng 3 đến 5 năm tới, thì điều này về mặt cấu trúc là tích cực đối với đồng nội tệ ở các thị trường mới nổi, đặc biệt là đối với loại tài sản có thu nhập cố định”, ông Laurent Leke nói rõ.

Như tác giả nhấn mạnh, việc dần dần từ bỏ đồng đô la trên toàn cầu bắt đầu sau khi Hoa Kỳ và các nước phương Tây cố gắng sử dụng nó như một vũ khí, bằng cách áp đặt các biện pháp trừng phạt chống lại Nga.

Nhiều quốc gia trên thế giới lo ngại mình sẽ rơi vào tình cảnh của Moskva hiện nay nếu làm Washington nổi giận, vì vậy họ quyết định chống lại viễn cảnh trên và bắt đầu tạo ra các cơ chế thay thế đồng đô la.

Quá trình phi đô la hóa liệu có thể hoàn thành nhanh chóng?

Quá trình phi đô la hóa liệu có thể hoàn thành nhanh chóng?

Trung Quốc đặc biệt sốt sắng trong vấn đề này. Áp lực ngoại giao từ Bắc Kinh đã góp phần vào sự gia tăng các giao dịch bằng đồng Nhân dân tệ và chuyển đổi các quốc gia khác sang giao dịch bằng tiền tệ quốc gia.

Tổng thống Brazil - ông Lula da Silva tán thành cách tiếp cận này. Khi đến thăm Bắc Kinh, nhà lãnh đạo kêu gọi định hướng lại địa chính trị toàn cầu và thách thức các thể chế và chuẩn mực do Hoa Kỳ cùng với châu Âu lãnh đạo đã thống trị tài chính toàn cầu trong nhiều thập kỷ.

Tuy vậy cần lưu ý rằng nhiều chuyên gia cảnh báo vẫn còn quá sớm để nói về sự suy giảm cuối cùng của đồng USD, bởi nền kinh tế Mỹ vẫn mạnh nhất thế giới và được hậu thuẫn bởi nhiều yếu tố quan trọng.

Theo Bloomberg

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ