Bài thi tham khảo Khoa học tự nhiên chủ yếu là kiến thức lớp 12

GD&TĐ - Thầy cô tổ Tự nhiên, Hệ thống giáo dục Hocmai phân tích, nhận định về đề tham khảo thi tốt nghiệp THPT năm 2023, bài thi Khoa học tự nhiên.

Ảnh minh họa/ITN.
Ảnh minh họa/ITN.

Nhận định chung: Bài thi gồm các môn thi thành phần là Vật lí, Hóa học và Sinh học. Mỗi môn thi gồm 40 câu hỏi với thời gian làm bài 50 phút và tuân thủ đúng cấu trúc nội dung như Bộ GD&ĐT đã công bố; không xuất hiện các câu hỏi thuộc nội dung đã được tinh giản. Các câu hỏi phần lớn thuộc chương trình lớp 12 (chiếm 90% số câu hỏi trong đề thi), còn lại là phần kiến thức thuộc chương trình lớp 11. Khoảng 70-75% số câu hỏi thuộc mức độ nhận biết và thông hiểu, 25%-30% số câu hỏi còn lại thuộc mức độ vận dụng và vận dụng cao.

Các câu hỏi trong đề được sắp xếp theo thứ tự từ dễ đến khó. Ở 10 câu cuối cùng của đề có sự xáo trộn ngẫu nhiên giữa câu hỏi vận dụng và vận dụng cao do phần mềm trộn đề. Điều này giúp hạn chế các thí sinh lựa chọn ngẫu nhiên đáp án cho 4 câu vận dụng cao mà trước đây thường nằm ở cuối cùng. Nhìn chung,với mức độ đề như hiện tại, chỉ cần ôn tập và nắm chắc kiến thức sách giáo khoa là có thể đạt được điểm 6-7 điểm.

Nhận định cụ thể về từng môn thi thành phần như sau:

Môn Vật lí: Không xuất hiện dạng câu hỏi mới, lạ

Đề thi có 50% (20 câu) số câu hỏi là bài tập tính toán, 50% (20 câu) số câu hỏi lí thuyết. Đề thi không xuất hiện dạng câu hỏi mới, lạ, không có loại câu hỏi kết hợp kiến thức của nhiều chuyên đề. Các câu hỏi khó của đề thi vẫn rơi vào các chuyên đề quen thuộc trong chương trình Vật lí 12 là: Dao động cơ, Sóng cơ và sóng âm, Điện xoay chiều và Hạt nhân nguyên tử.

Số lượng câu khó thuộc các chuyên đề cụ thể như sau: Dao động cơ (1 câu về dao động của con lắc lò xo); Sóng cơ và sóng âm (1 câu về đồ thị của sóng dừng); Điện xoay chiều (1 câu về đồ thị điện áp theo thời gian của mạch có điện dung C thay đổi); Hạt nhân nguyên tử (1 câu về phóng xạ hạt nhân).

Ma trận đề thi như sau:

LỚP

Nội dung kiến thức

Loại câu hỏi

Cấp độ nhận thức

Tổng

LT

BT

NB

TH

VD

VDC

12

1. Dao động cơ học

4

3

4

1

1

1

7

2. Sóng cơ học

3

3

1

3

1

1

6

3. Điện xoay chiều

4

4

3

2

2

1

8

4. Dao động và sóng điện từ

2

1

2

1



3

5. Sóng ánh sáng

2

2

2

1

1


4

6. Lượng tử ánh sáng

1

3

1

2

1


4

7. Hạt nhân nguyên tử

1

3

2

1


1

4

11

8. Điện tích – Điện trường

1


1




1

9. Dòng điện không đổi

1


1




1

10. Cảm ứng điện từ


1


1



1

11. Khúc xạ ánh sáng

1


1




1

Tổng

20

20

18

12

6

4

40

Tỉ lệ (%)

50

50

45

30

15

10

100

Môn Hóa học: Chỉ 4 câu hỏi mức độ vận dụng cao

72,5% số câu hỏi trong đề là lý thuyết; 27,5% là câu hỏi bài tập tính toán. Trong đề chỉ có 4 câu hỏi ở mức độ vận dụng cao thuộc các chương: Tổng hợp hóa hữu cơ, Hidocacbon, Đại cương về kim loại, Sắt và một số kim loại quan trọng và hợp chất. Các câu hỏi này giúp đề thi phân hóa thí sinh tốt hơn.

Các câu hỏi thuộc phần kiến thức này không chứa dạng bài về: "Al3+ với ion OH- tạo Al(OH)3 kết tủa rồi kết tủa tan trong OH- dư, hoặc các dạng bài tập tính toán liên quan đến phản ứng hóa học giữa ion AlO2- với ion H+ tạo Al(OH)3 kết tủa rồi kết tủa tan trong H+ dư", đảm bảo nội dung theo các công văn hướng dẫn điều chỉnh nội dung dạy học trong năm học 2022-2023.

Ma trận đề thi như sau:

LỚP

Nội dung kiến thức

Loại câu hỏi

Cấp độ nhận thức

Tổng

LT

BT

NB

TH

VD

VDC

LỚP 11

1. Sự điện li

1



1



1

2. Nitơ-Photpho


1



1


1

3. Hiđrocacbon


1




1

1

4. Ancol - Phenol

1


1




1

LỚP 12

1. Đại cương về kim loại

3

3

3


2

1

6

2. Kim loại kiềm, kim loại kiềm thổ, nhôm và hợp chất

8


6

2



8

3. Sắt, một số kim loại quan trọng và hợp chất

3

1

2

1


1

4

4. Tổng hợp hoá học vô cơ

2


2




2

5. Este, lipit

3

2

2

2

1


5

6. Amin, amino axit, protein

2

1

2

1



3

7. Cacbohiđrat

2

1

1

1

1


3

8. Polime, vật liệu polime

1


1




1

9. Tổng hợp nội dung hoá học hữu cơ

3

1


2

1

1

4

Tổng (câu)

29

11

20

10

6

4

40

Tỉ lệ (%)

72.5

27.5

50

25

15

10

100

Môn Sinh học: Không xuất hiện nhiều câu hỏi nặng về tính toán

Đề thi có 77,5% câu hỏi lý thuyết (31/ 40 câu) và 22,5% câu hỏi bài tập (9/40 câu). 75% câu hỏi của đề thi (chiếm 30/40 câu) thuộc mức độ nhận biết - thông hiểu, trong đó 4 câu thuộc chương trình Sinh học lớp 11 và 26 câu thuộc chuyên đề của chương trình Sinh học lớp 12.

Độ khó của phần thi này đảm bảo học sinh trung bình - khá có thể đạt điểm từ 6-7,5, đáp ứng tốt mục tiêu xét công nhận tốt nghiệp.

Đề thi không xuất hiện nhiều câu hỏi nặng về tính toán. 25% câu hỏi của đề thi (chiếm 10/40 câu) ở mức độ vận dụng - vận dụng cao đều thuộc chuyên đề Tiến hóa, Sinh thái và vẫn thiên hướng về dạng lựa chọn số lượng phát biểu đúng/sai.

Ma trận đề thi như sau:

LỚP

Nội dung kiến thức

Loại câu hỏi

Cấp độ nhận thức

Tổng

LT

BT

NB

TH

VD

VDC

12

1. Cơ chế di truyền và biến dị

7

1

4

2

1

1

8

2. Quy luật di truyền

2

5

1

4

1

1

7

3. Di truyền quần thể


2


1

1


2

4. Ứng dụng di truyền học

3


1

2



3

5. Di truyền người

1

1

1



1

2

6. Tiến hóa

5


1

3

1


5

7. Sinh thái

9


3

3

2

1

9

11

8. Sinh học cơ thể thực vật

2


1

1



2

9. Sinh học cơ thể động vật

2



2



2

Tổng

31

9

12

18

6

4

40

Tỉ lệ (%)

77,5%

22,5%

30%

45%

15%

10%

100%

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ảnh minh họa ITN.

Bình dân học vụ số

GD&TĐ - Sáng 18/11, tại Hà Nội, Tổng Bí thư Tô Lâm có cuộc gặp mặt đại diện nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam.

Tỏa sáng tài năng học sinh Chu Văn An

Tỏa sáng tài năng học sinh Chu Văn An

GD&TĐ - Trong hai tháng thi đua chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam, học sinh Trường THPT Chu Văn An đã tổ chức sự kiện Sparkling Chu Văn An 2024.