Bài học từ vụ 2 học sinh mắc kẹt trên núi đá ở Định Hóa (Thái Nguyên)

GD&TĐ - Từ vụ việc 2 học sinh ở huyện Định Hóa (Thái Nguyên) bị mắc kẹt trên núi đá trong đêm, hồi chuông cảnh báo về nguy cơ rủi ro, tai nạn thương tích cho trẻ lại một lần nữa rung lên.

Lực lượng chức năng và gia đình vui mừng, hạnh phúc khi đội giải cứu đón hai em xuống chân núi an toàn.
Lực lượng chức năng và gia đình vui mừng, hạnh phúc khi đội giải cứu đón hai em xuống chân núi an toàn.

Vừa qua, chính quyền và người dân huyện Định Hóa, Thái Nguyên đã trải qua một buổi tối vô cùng lo lắng, căng thẳng khi phát hiện và tiến hành giải cứu 2 học sinh bị mắc kẹt trên núi đá - đó là em Ngô Văn Đức và em Ma Phúc Biên, những học sinh lớp 10 của trường THPT Định Hóa.

Theo thông tin từ người dân và lực lượng chức năng, khoảng 14h ngày 16/9, hai em Đức và Biên gửi xe ở một nhà dân rồi leo lên núi đá. Vì lên cao, địa hình núi đá hiểm trở và phức tạp, các em không tìm được đường quay xuống. Khoảng 17h cùng ngày, người dân dưới khu vực chân núi nghe thấy tiếng kêu cứu, nên đã báo cho cơ quan chức năng.

Ngay lập tức, Ban chỉ huy quân sự huyện, Công an huyện, Đội tìm kiếm cứu nạn cùng lực lượng dân quân tự vệ địa phương đã phối hợp lên phương án xử lý, cử 2 đội trực tiếp lên núi giải cứu.

Dãy núi đá các em leo lên điểm cao và bị mắc kẹt
Dãy núi đá các em leo lên điểm cao và bị mắc kẹt

Sau gần 4 tiếng dò đường và tìm kiếm, đến khoảng 22h lực lượng chức năng mới có thể tiếp cận được vị trí 2 em mắc kẹt, ở độ cao hơn 300m của vách đá dựng đứng. Đến 23h30, các em đã được lực lượng giải cứu đưa xuống núi một cách an toàn, trong tình trạng sức khỏe bình thường.

May mắn “thoát hiểm” nhờ nhận được sự cứu trợ kịp thời, chắc chắn đây là tình huống mà hai em Đức và Biên không muốn phải tái lặp bất cứ một lần nào. Đây cũng chính là bài học sâu sắc cho tất cả các em học sinh, các bạn nhỏ trong việc tự ý thức và trang bị những kĩ năng cần thiết cho bản thân để phòng tránh, đối phó những nguy hiểm.

Sự việc này một lần nữa rung lên hồi chuông cảnh báo đối với các bậc phụ huynh, các nhà trường, các địa phương về việc hướng dẫn, phòng tránh các nguy cơ rủi ro, tai nạn thương tích. Đặc biệt, đối với các địa phương miền núi, lại đang trong mùa mưa bão, thì vấn đề này lại càng cần được quan tâm chú trọng.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT.

Khi trách nhiệm… 'mơ màng'!

GD&TĐ - Trước khi mọi việc đi quá xa thì cần nghĩ đến đường dài cho nhạc hội bằng sự lắng nghe, cầu thị và tôn trọng khán giả.
Kết quả thi GCSE tại Anh sẽ tiếp tục giảm do ảnh hưởng từ việc đóng cửa trường học thời Covid-19.

Covid-19 vẫn 'đeo bám' học sinh Anh

GD&TĐ - Nghiên cứu do Quỹ Nuffield, quỹ từ thiện của Anh, tài trợ, dự đoán điểm số các môn thi chính trong kỳ thi GCSE sẽ giảm đến năm 2030.