Bác sĩ lưu ý phòng bệnh đường hô hấp khi trẻ tựu trường

GD&TĐ - Các chuyên gia cho rằng, trẻ đi học tập trung trở lại, nguy cơ lây bệnh sẽ cao hơn khi ở cùng gia đình. Đây cũng là nỗi lo lắng chung của nhiều phụ huynh. Theo các bác sĩ, trẻ cần được tiêm phòng đầy đủ, nâng cao dinh dưỡng và hạn chế tiếp xúc nguy cơ mang mầm bệnh để phòng tránh các bệnh đường hô hấp khi đến trường.

Ảnh minh họa: Bệnh viện Nhi trung ương.
Ảnh minh họa: Bệnh viện Nhi trung ương.

Để có hệ miễn dịch tốt phòng bệnh cho trẻ, thông tin trên báo chí từ TS.BS Đỗ Thiện Hải - Phó giám đốc Trung tâm Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết, trẻ phải có sức khỏe tốt, bằng cách cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng để hệ thống miễn dịch có khả năng hoạt động tốt.

Phụ huynh nên hạn chế cho trẻ tiếp xúc với đối tượng có nguy cơ mang mầm bệnh.

Theo TS.BS Đỗ Thiện Hải lưu ý, những người làm việc, sinh hoạt ở nơi tập trung đông hay những người vào bệnh viện thăm nom người bệnh... Đó là những nguồn có thể mang mầm bệnh ra cộng đồng và lây bệnh cho trẻ.

Bên cạnh đó, chúng ta có thể sử dụng vắc xin, trong đó có các loại vắc xin như vắc xin tiêm hoặc một số loại có thể hiểu là vắc xin đường uống, là các vi khuẩn đã ly giải giảm khả năng gây bệnh.

Khi trẻ uống có thể kích thích hệ thống miễn dịch, tạo kháng thể phòng chống các vi khuẩn có thể gây bội nhiễm sau khi mắc cúm.

Nguyên nhân là trong niêm mạc họng của người lớn và trẻ em đều có những vi khuẩn có thể gây bệnh, khi niêm mạc đường hô hấp bị tổn thương do các loại virus như cúm, Adeno… sẽ gây nên bội nhiễm vi khuẩn.

Trẻ được hướng dẫn sát khuẩn tại cổng trường học. Ảnh minh họa.

Trẻ được hướng dẫn sát khuẩn tại cổng trường học. Ảnh minh họa.

Một phần các trường hợp nhiễm trùng đường hô hấp là do virus gây ra. Tuy nhiên, một số biến chứng do vi khuẩn có thể phát sinh, chẳng hạn như viêm tai giữa cấp tính, viêm xoang và viêm phế quản.

Các triệu chứng của viêm đường hô hấp do virus gồm ho, chảy mũi, hắt hơi... kèm theo triệu chứng sốt. Sốt diễn biến từ 3-5 ngày, sau đó sẽ giảm dần và vào giai đoạn hồi phục. Nhưng khi đã giảm sốt trẻ xuất hiện sốt lại, mệt mỏi, ăn kém đó là dấu hiệu bội nhiễm vi khuẩn, cần phải lưu ý.

Theo bác sĩ, trên thực tế, nhiễm trùng đường hô hấp do virus hầu hết là nguyên tắc điều trị như nhau.

Thứ nhất, không có các chỉ định bắt buộc sử dụng các thuốc kháng virus. Các thuốc này cũng chỉ định bắt buộc tùy từng trường hợp, đặc biệt là các trường hợp có yếu tố nguy cơ nặng hoặc có triệu chứng của tình trạng nặng.

Thứ 2, điều trị tránh các nguy cơ bội nhiễm vi khuẩn sau khi nhiễm virus đường hô hấp.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ