Bắc Kạn linh hoạt, sáng tạo trong công tác giáo dục hướng nghiệp

GD&TĐ - Các đơn vị giáo dục tại Bắc Kạn đã có những phương thức đổi mới về nội dung, hình thức nhằm giúp HS, SV chọn nghề đúng và sát thực tế.

Bắc Kạn linh hoạt, sáng tạo trong công tác giáo dục hướng nghiệp

Trong những năm gần đây, công tác giáo dục nghề nghiệp của Bắc Kạn có nhiều chuyển biến đã góp phần giảm tỷ lệ thất nghiệp, ổn định tình hình an ninh trật tự tại địa phương. Để đạt được điều đó, tỉnh đã đẩy mạnh truyền thông, tư vấn, định hướng nghề cho học sinh lớp 9 và lớp 12.

Kết quả là sau năm (2016 - 2020), có trên 18.000 học sinh trung học cơ sở được tư vấn hướng học, trên 21.000 học sinh trung học phổ thông được tư vấn hướng nghiệp. Công tác phổ cập giáo dục, xóa mù chữ được củng cố và duy trì, chất lượng giáo dục toàn diện có nhiều chuyển biến tích cực. Tỷ lệ học sinh xếp loại học lực khá, giỏi tăng qua các năm; việc duy trì sĩ số được đảm bảo; tỷ lệ học sinh lưu ban, học sinh bỏ học giảm; hằng năm, tỷ lệ học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở và trung học phổ thông đạt và vượt kế hoạch.

Tiếp nối truyền thống đó, ngành giáo dục tỉnh Bắc Kạn không chỉ có nhiều chương trình, hoạt động giáo dục hướng nghiệp, mà luôn có sự đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức giáo dục hướng nghiệp. Không chỉ dừng ở các chỉ đạo, các cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh đã có những cách làm linh hoạt, sáng tạo và phù hợp với thực tiễn của từng địa phương, đơn vị.

Theo đó, ngành giáo dục và đào tạo Bắc Kạn luôn quan tâm, chú trọng tới việc nâng cao chất lượng giáo dục hướng nghiệp nhằm cung cấp tri thức về nghề nghiệp và thị trường lao động cho học sinh, giúp các em lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với năng lực, sở trường và nguyện vọng của mình.

Ngành đã tập trung rà soát, tham mưu cho cấp có thẩm quyền đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho việc dạy và học. Về đội ngũ, 100% các trường học cấp trung học cơ sở và trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh đã xây dựng đội ngũ giáo viên kiêm nhiệm công tác tư vấn, hướng nghiệp cho học sinh.

Trên cơ sở đó, ngành tăng cường tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, học sinh, phụ huynh học sinh về mục đích, ý nghĩa và tầm quan trọng của việc phân luồng và hướng nghiệp đối với học sinh phổ thông.

Đối với các cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh đã có nhiều chương trình hoạt động tiếp cận với học sinh, sinh viên. Đặc biệt, các trường có nhiều sáng kiến, sáng tạo cũng như những cách làm linh hoạt, sáng tạo và phù hợp với thực tiễn của từng địa phương, đơn vị. Điển hình, các trường chủ động lồng ghép nội dung GDHN trong các môn học, bài học, hoạt động giáo dục; đa dạng hóa và vận dụng linh hoạt các loại hình tư vấn nghề nghiệp phù hợp với lứa tuổi học sinh phổ thông.

Cụ thể, về hình thức tổ chức giáo dục hướng nghiệp ngày càng đa dạng, các trường đã vận dụng mô hình giáo dục gắn với hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của địa phương. Từ cách làm này, vừa giúp phát huy văn hóa, truyền thống của địa phương, vừa phát triển kinh tế vùng. Vì thế, hướng đi sáng tạo trong dạy hướng nghiệp cho học sinh, được giáo viên, học sinh các trường đón nhận và hưởng ứng tích cực. Ngoài ra, các nhà trường cũng quan tâm tổ chức cho học sinh tham gia vào hoạt động ngoại khóa, trải nghiệm; tham quan các cơ sở sản xuất kinh doanh tại địa phương và Trường Cao đẳng Bắc Kạn,...

Với sự phát triển về công nghệ 4.0, các trường đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong tuyên truyền, giáo dục, trao đổi kinh nghiệm về công tác giáo dục hướng nghiệp và phân luồng học sinh phổ thông. Xây dựng các mô hình, cách tiếp cận thông tin nhanh chóng, sát thực. Tất cả các điều này nhằm giúp học sinh nắm bắt xu hướng nhanh nhưng độ chính xác cao. Theo nhận định, học sinh khối THPT Bắc Kạn nắm bắt công nghệ nhanh, ứng dụng linh hoạt cũng như biết sàng lọc các thông tin tiếp cận tốt.

Có thể nói, ngành giáo dục đào tạo tỉnh Bắc Kạn những năm qua đã có nhiều đổi mới, phát triển thành công trong giáo dục hướng nghiệp. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn nhiều khó khăn cần được hỗ trợ, khắc phục. Điển hình như cán bộ quản lý, giáo viên làm công tác giáo dục hướng nghiệp ở các đơn vị đều là kiêm nhiệm, chưa được tập huấn về lĩnh vực này. Tư tưởng, tâm lý của một số phụ huynh học sinh chưa thực sự coi trọng giáo dục nghề nghiệp; vẫn còn tình trạng học sinh bỏ học hoặc không thể tiếp tục tham gia học nghề vì hoàn cảnh gia đình khó khăn. Cơ sở vật chất, thiết bị cho dạy thực hành còn thiếu, chưa đáp ứng được yêu cầu của giáo dục hướng nghiệp...

Vì thế, thời gian gian tới, tỉnh Bắc Kạn cần tiếp tục bám sát các quan điểm chỉ đạo, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước về GD&ĐT; chỉ đạo ngành GD&ĐT phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường, gia đình và chính quyền địa phương, các tổ chức chính trị - xã hội, đoàn thể thực hiện tốt công tác xã hội hóa nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả GD&ĐT…

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.