Bà Nguyễn Thị Tâm Đan: Điều kiện để bồi dưỡng, điều chỉnh đội ngũ giáo viên

GD&TĐ - Từ nay đến khi áp dụng thực hiện chương trình, sách giáo khoa mới, các địa phương, các trường sư phạm cũng cần có chương trình bồi dưỡng giáo viên hết sức thiết thực và kỹ lưỡng.

Tới đây, mục tiêu dạy học là tăng cường thực hành nên giáo viên cần thay đổi phương pháp giảng dạy. Ảnh minh họa/internet
Tới đây, mục tiêu dạy học là tăng cường thực hành nên giáo viên cần thay đổi phương pháp giảng dạy. Ảnh minh họa/internet
Một trong những mục tiêu quan trọng của đổi mới chương trình giáo dục phổ thông đó là giáo dục để phát huy năng lực, phẩm chất của học sinh. Theo đó, giáo viên phải được bồi dưỡng phương pháp dạy học tích cực nhằm đáp ứng được mục tiêu đề ra.
Bà Nguyễn Thị Tâm Đan

Tán thành chủ trương giãn tiến độ 1 năm thực hiện Chương trình, sách giáo khoa mới, bà Nguyễn Thị Tâm Đan, nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội - cho rằng, quyết định của Thủ tướng Chính phủ phù hợp với thực tiễn và tạo điều kiện để các địa phương chuẩn bị các điều kiện cần thiết trước khi chính thức áp dụng thực hiện Chương trình, sách giáo khoa mới.

Bà Nguyễn Thị Tâm Đan - phân tích: Hiện nay, chúng ta đang tập trung viết sách giáo khoa - một trong những khâu quan trọng nhất trong lộ trình đổi mới giáo dục phổ thông, vì thế rất cần có thời gian để nghiên cứu thật kỹ lưỡng để chúg ta biên soạn, viết sách cẩn thận, chu đáo đáp ứng được mục tiêu đề ra.

Mặt khác, việc giãn lại thời gian 1 năm áp dụng chương trình, sách giáo khoa mới cũng là tạo điều kiện để các địa phương có thêm thời gian hoàn thiện cơ sở vật chất, trang thiết bị giảng dạy nhằm đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục.

"Ngoài ra, chúng ta cũng cần có thêm thời gian để các địa phương chuẩn bị, điều chỉnh đội ngũ nhà giáo, trong đó có công tác bồi dưỡng, đào tạo, đào tạo lại đội ngũ giáo viên.

Bởi tới đây, mục tiêu dạy học là tăng cường thực hành nên giáo viên cần thay đổi phương pháp giảng dạy. Theo đó, cách giảng dạy đòi hỏi phải phát huy được nhận thức, năng lực của học sinh; từ đó các em có thể vận dụng kiến thức vào thực tiễn.

Trong quá trình ấy, học sinh sẽ phải tăng cường tự học. Điều đó giúp các em biết giải quyết vấn đề tốt hơn. Và cũng trong quá trình giải quyết vấn đề thực tiến ấy, các em sẽ phải tự sáng tạo và vận động không ngừng" - bà Nguyễn Thị Tâm Đan trao đổi.

Cũng theo bà Nguyễn Thị Tâm Đan, từ nay đến khi áp dụng thực hiện chương trình, sách giáo khoa mới, các địa phương, các trường sư phạm cũng cần có chương trình bồi dưỡng giáo viên hết sức thiết thực và kỹ lưỡng.

Nếu bồi dưỡng không tốt thì giáo viên sẽ không thay đổi tư duy, và khi cách dạy học mà chỉ dừng lại truyền thụ kiến thức thì kết quả sẽ không đạt được như mong muốn. Theo đó, các nhà trường cũng sẽ phải gắn với thực tế xã hội nhiều hơn để đáp ứng với mục tiêu đổi mới giáo dục.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Lễ kết nạp đảng viên đối với anh Nguyễn Cảnh Cường (bìa trái) - Giám đốc thú y cụm trang trại 2 kiêm chuyên gia thú y của Dự án chăn nuôi bò sữa TH ở Nga.

Phía sau những ly sữa tươi sạch

GD&TĐ - Một trong những yếu tố căn bản phía sau làm nên thương hiệu sữa tươi TH chính là kinh nghiệm trong công tác xây dựng Đảng của Đảng bộ Công ty.