“Bà đỡ” của học sinh nghèo

GD&TĐ - Mỹ Thành là một xã miền núi của huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An. Mặc dù người dân nơi đây rất siêng năng cần cù nhưng do đất đai cằn cỗi, nước tưới tiêu cho các cánh đồng phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên nên cuộc sống của người dân nhìn chung vẫn còn lam lũ, luôn trong cảnh thiếu trước hụt sau.

“Bà đỡ” của học sinh nghèo

Dù còn gặp nhiều khó khăn, nhưng Mỹ Thành vốn là địa phương có truyền thống cách mạng và truyền thống hiếu học, nên con em trong xã luôn luôn nỗ lực cố gắng khắc phục mọi khó khăn để được cắp sách tới trường với mong muốn vươn lên thoát nghèo bằng con đường học vấn.

Một trong những “bà đỡ” giúp bước chân của những học sinh nghèo nơi đây được tiếp tục đến trường chính là phong trào “Nuôi heo đất khuyến học” do BGH và tập thể thầy cô giáo của Trường THCS Mỹ Thành phát động từ nhiều năm qua. Ngay từ ban đầu, ý tưởng sáng tạo đầy chất nhân văn trên của nhà trường đã được đông đảo phụ huynh và học sinh trong trường nhiệt tình ủng hộ. Nhận thấy ý nghĩa và lợi ích thiết thực của phong trào nên hàng ngày, những em học sinh có điều kiện kinh tế tốt hoặc ở mức trung bình trong trường đều tình nguyện góp 1 ngàn đồng hoặc ít hơn để bỏ vào chú “heo đất” được đặt trang trọng trong trường. Rất nhiều học sinh đã vui vẻ để dành một phần tiền ăn sáng, tiền được người lớn mừng tuổi trong dịp Tết hoặc tiền thu gom phế liệu để ủng hộ phong trào nhằm góp phần giúp cho những học sinh đồng lớp, đồng khóa hoặc cùng trường có hoàn cảnh éo le, đặc biệt khó khăn có thêm cơ hội tiếp tục theo đuổi ước mơ hoài bão của mình.

Tuy số tiền quyên góp được từ phong trào chưa đáng là bao, có khi chỉ đủ để giúp đỡ các học sinh nghèo có thêm vài ba quyển vở, chiếc cặp sách, bộ quần áo rẻ tiền… nhưng đã thể hiện được tấm lòng tương thân tương ái giữa con người với con người; đồng thời qua đó cũng góp phần nhắc nhở, giáo dục tất cả các em phải biết chi tiêu tiết kiệm và sử dụng đồng tiền vào những việc có ích.

Chính phong trào “Nuôi heo đất giúp bạn cùng đến trường” của thầy và trò Trường THCS Mỹ Thành trong suốt bao năm qua đã thắp lên ngọn lửa của tình yêu thương sẻ chia, giúp cho bao “chuyến đò” cập bờ thắng lợi dù phải trong hoàn cảnh tròng trành sóng vỗ. Mong sao sức lan tỏa của phong trào nhân văn ấy cũng như những tấm chân tình của thầy và trò nơi đây không chỉ dừng lại trong khuôn viên của trường, của xã mà nó sẽ được nhân rộng, “gieo trồng” khắp mọi ngôi trường, mọi miền quê.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Xe tăng T-72 do Liên Xô sản xuất ở Ba Lan

Ba Lan mất dấu xe tăng gửi Ukraine

GD&TĐ - Một nhà phân tích quân sự Ba Lan cho biết, không rõ Ba Lan hiện đang có bao nhiêu tăng T-72, bởi không rõ Warsaw đã tặng bao nhiêu loại xe này cho Kiev.