Australia: Hỗ trợ nữ sinh mang thai trở lại trường học

GD&TĐ - Khi Nivea Perenise, 17 tuổi, sống tại thành phố Melbourne, Australia, mang thai, em đã giấu chuyện này với bạn bè suốt 9 tháng vì lo ngại bị đánh giá và ghét bỏ.

Nữ sinh có con nhỏ đang theo học tại Trường Cao đẳng Hallam, Australia.
Nữ sinh có con nhỏ đang theo học tại Trường Cao đẳng Hallam, Australia.

Nữ sinh quyết định nghỉ học để chăm sóc con trai mới chào đời.

Tuy nhiên, tháng 10/2021, Nivea quyết định trở lại trường học cùng con trai. Thừa nhận với giáo viên, bạn bè việc mình mang thai, Nivea bày tỏ mong muốn được nhà trường hỗ trợ hoàn thành việc học.

Đối với những học sinh có con khi đang đi học, việc trở lại trường là điều gần như không thể. Nivea may mắn hơn nhiều trường hợp khác bởi Trường Cao đẳng Hallam, nơi nữ sinh theo học, là trường duy nhất ở phía Đông Nam thành phố Melbourne có chương trình giáo dục dành riêng cho trẻ vị thành niên đã có con.

Với tên gọi “Chương trình Giáo dục cha mẹ trẻ”, đây là dự án kêu gọi trẻ vị thành niên mang thai hoặc đã có con trở lại trường hoàn thành việc học. Nhà trường đã liên kết với các chuyên gia tâm lý, chuyên gia y tế, y tá nhi khoa... để hỗ trợ học sinh lẫn con cái họ tại trường học.

Tại Hallam, khu vực học tập dành riêng cho trẻ vị thành niên mang thai gắn liền với một nhà trẻ dành cho trẻ sơ sinh. Nhà trẻ, ngăn cách với lớp học bởi kính trong suốt, cho phép học sinh theo dõi con cái từ lớp học. Trẻ sơ sinh sẽ được giáo viên, nhân viên y tế chăm sóc trong thời gian cha mẹ học tập.

Nivea bày tỏ: “Ban đầu, em rất sợ quay lại trường học sẽ bị kỳ thị. Nhưng khi em đến đây và thấy nhiều bạn bè khác cũng mang theo con nhỏ, em cảm thấy mình không đơn độc. Hoàn thành chương trình học, em hi vọng có thể trở thành giáo viên”.

Dữ liệu điều tra dân số Australia cho thấy, tại ngoại ô phía Đông Nam Melbourne, nơi gia đình Nivea sinh sống, khoảng 1.100 phụ huynh là thanh, thiếu niên từ 15 - 20 tuổi. Khu vực này cũng ghi nhận tỷ lệ tốt nghiệp phổ thông thấp nhất thành phố.

Vì vậy, “Chương trình Giáo dục cha mẹ trẻ” được xây dựng không chỉ hỗ trợ trẻ vị thành niên có con nhỏ, đồng thời, cải thiện chất lượng giáo dục và tỷ lệ tốt nghiệp phổ thông trong khu vực. Thanh, thiếu niên dưới 20 tuổi đang mang thai hoặc có con không quá 12 tháng tuổi có thể đăng ký tham gia chương trình.

Sau hơn 3 năm triển khai, các chuyên gia đánh giá chương trình đã mang lại hiệu quả tích cực như giảm số lượng trẻ vị thành niên mang thai, giảm kỳ thị của xã hội với việc làm cha mẹ ở tuổi vị thành niên.

Ông Greg McMahon, Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Hallam, cho biết: Khi chương trình hoạt động, nhiều nữ sinh phải nghỉ học vì mang thai sớm đã đề nghị được theo học tại trường chúng tôi.

Các em không chỉ hoàn thành chương trình dang dở, mà còn được phổ cập kiến thức chăm sóc bản thân và con nhỏ. Tôi hy vọng mô hình này sẽ được xây dựng trong các trường phổ thông khác.

Trong thời gian tới, Bộ Giáo dục Australia dự kiến sẽ làm việc với các trường học chính phủ để ban hành chính sách hỗ trợ học sinh yếu thế, trong đó bao gồm trẻ vị thành niên có con khi đang đi học. Chính quyền bang Victoria cũng thông báo sẽ phân bổ khoản tài trợ 37 triệu USD cho những học sinh bỏ học giữa chừng.

“Nếu nghỉ học bây giờ, những đứa trẻ này sẽ mất đi cơ hội bằng cấp, việc làm, thậm chí là tương lai. Vì vậy, trách nhiệm của ngành giáo dục là hỗ trợ các em hoàn thành việc học nhưng cũng cần dành sự quan tâm đặc biệt để các em tự tin trở lại trường”, Hiệu trưởng Greg cho biết.

Theo The Age

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

MIT miễn học phí cho sinh viên đến từ gia đình thu nhập thấp.

MIT miễn học phí cho sinh viên

GD&TĐ - Từ học kỳ mùa Thu năm 2025, Viện Công nghệ Massachusetts (MIT), sẽ miễn học phí cho sinh viên thuộc gia đình có thu nhập dưới 200 nghìn USD.

Người bệnh nhập viện trong tình trạng đau tức ngực dữ dội, khó thở. Ảnh: BVCC

Nhồi máu cơ tim sau tập thể hình

GD&TĐ - Các bác sĩ Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện E đã cứu sống một nam thanh niên (32 tuổi) nhập viện do nhồi máu cơ tim cấp.

Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Thị Thu Vân - Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, TP Điện Biên Phủ (Điện Biên). Ảnh: NVCC

'Trái ngọt' từ tình yêu nghề

GD&TĐ - Hơn 20 năm công tác, cô Nguyễn Thị Thu Vân - giáo viên Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn (Điện Biên) có nhiều đóng góp cho sự nghiệp “trồng người”.