Áp lực trường lớp

GD&TĐ - TPHCM, Bình Dương và Đồng Nai là ba địa bàn trọng điểm kinh tế của khu vực phía Nam và cả nước nên có sức thu hút rất lớn đối với dân nhập cư. Bên cạnh việc hưởng lợi từ lực lượng lao động đến từ ngoài địa phương, các tỉnh này cũng đồng thời phải đối diện với những áp lực do di dân cơ học, trong đó, có áp lực về chỗ học.

Quy hoạch quỹ đất và mạng lưới trường lớp quyết định chất lượng GD tại các đô thị lớn. Ảnh: Thế Đại
Quy hoạch quỹ đất và mạng lưới trường lớp quyết định chất lượng GD tại các đô thị lớn. Ảnh: Thế Đại

Trong 10 năm qua (2009 - 2018), cứ mỗi năm TPHCM lại tăng thêm 170.000 dân, riêng 3 năm gần đây (2016 - 2018), mỗi năm lại tăng thêm 200.000 người! Đồng Nai, vùng đất có tới 45 quốc gia và vùng lãnh thổ đến đầu tư, cũng là địa phương có lượng dân nhập cư tăng cao. Trong khoảng 3,2 triệu dân có tới 1 triệu lao động nhập cư.

Chỉ tính riêng số lượng công nhân đang làm việc tại 31 khu công nghiệp và 26 cụm công nghiệp, theo Liên đoàn Lao động tỉnh, là trên 400 nghìn người, trong đó hơn 60% số lao động nhập cư đến từ nhiều địa phương trong cả nước. Tại Bình Dương, tốc độ gia tăng dân số khá cao, chủ yếu là gia tăng cơ học. Trong khoảng 2 triệu dân đã có hơn 1 triệu người nhập cư, chiếm tỷ lệ 52% dân số.

Di dân cơ học tăng nhanh khiến ngành Giáo dục các địa phương đầu tàu kinh tế này luôn thường trực nỗi lo quá tải về trường lớp. Tại TPHCM, năm học 2019 - 2020 dự kiến có gần 1,7 triệu học sinh (tăng gần 40.000 học sinh so với năm trước). Đến niên khóa 2020 - 2021, dự kiến con số này sẽ còn tăng mạnh hơn nữa. Trong khi đó, công tác cấp đất cho giáo dục thực hiện chưa đạt 50% quy hoạch.

Trong 5 năm qua, bình quân mỗi năm thành phố xây thêm 55 trường học, tăng thêm hơn 1.300 phòng học nhưng cung vẫn không đủ cầu. Ở Đồng Nai, dù tăng cường xây mới và đưa vào sử dụng nhiều phòng học mới nhưng tại thành phố Biên Hòa, học sinh tiểu học chỉ mới được tạm xóa học ca 3 từ năm học 2017 - 2018!

Xác định vai trò của lao động nhập cư trong sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, ngành Giáo dục TPHCM, Đồng Nai, Bình Dương đã không ngừng nỗ lực tìm giải pháp đáp ứng nhu cầu chỗ học cho con em lao động ngoại tỉnh. Nhiều giải pháp đã được áp dụng như tăng cường xã hội hóa giáo dục, giảm số lớp 2 buổi/ngày, tăng sĩ số, thu hẹp những điều kiện về sân chơi, bãi tập, thư viện… để đáp ứng chỗ học. Sự nỗ lực, vén khéo của ngành Giáo dục rất đáng ghi nhận, tuy nhiên, cũng phải thấy rõ rằng, đây chỉ là giải pháp trước mắt.

Không phải ngẫu nhiên mà một nhà quản lý giáo dục đã nói: Nếu cứ để cho riêng ngành Giáo dục loay hoay giải bài toán trường lớp kiểu này thì… trăm năm nữa câu chuyện trường lớp của TPHCM, sau đó là Đồng Nai, Bình Dương cũng vẫn thế! Giải pháp quan trọng để giải quyết bài toán trường lớp ở các địa phương đầu tàu kinh tế vẫn phải là câu chuyện về quy hoạch dành quỹ đất cho trường học và triển khai thực hiện như thế nào; việc cấp vốn xây dựng cho các dự án giáo dục ra sao, xử lí chế tài kiểu nào với các dự án đất công đắp chiếu hàng chục năm trời…?

Thực tế trong lúc nhiều nơi ở các địa phương vẫn thiếu trường, lớp cho học sinh thì ngay chính tại đây vẫn còn rất nhiều kho bãi của các bộ, ngành quản lý đang để không, xuống cấp trầm trọng gây lãng phí. Đây là những việc thuộc về tầm nhìn và trách nhiệm của chính quyền địa phương! 

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Cảnh giác với dòng rip

GD&TĐ - Dòng rip là luồng nước mạnh chảy vuông góc từ bờ ra biển. Hiểu nôm na, đó là một dòng nước chảy xiết nhưng bằng mắt thường rất khó phát hiện.
Học sinh Trường THPT Đức Hợp (Kim Động, Hưng Yên) tham gia trò chơi tại chương trình “Hành trình khởi nghiệp từ THPT” năm 2024. Ảnh: TG

Cách làm mới hỗ trợ khởi nghiệp từ THPT

GD&TĐ - “Hành trình khởi nghiệp từ THPT” là cách làm mới mà nhiều địa phương đã và đang kết hợp với cơ sở GD đại học nhằm hỗ trợ học sinh THPT khởi nghiệp...
Thực phẩm chống đột quỵ giả được bày bán trong cửa hàng nằm bên trong siêu thị Coopmart Thanh Hóa.

Ai chịu trách nhiệm?

GD&TĐ - Công an TP Thanh Hóa vừa phát hiện bắt giữ nhiều sản phẩm là thuốc chống đột quỵ giả bày bán trong siêu thị Coopmart Thanh Hóa.
Hệ thống HIMARS của Ukraine sẽ được sử dụng để phóng ATACMS.

Canh bạc nguy hiểm với ATACMS

GD&TĐ - Theo chuyên gia quân sự kỳ cựu Nga, Andrey Koshkin, hệ thống phòng thủ nhiều tầng của Moscow luôn sẵn sàng đánh chặn mọi tên lửa, kể cả ATACMS tầm xa.
Xe tăng rùa với thiết bị gây nhiễu đặc biệt.

Clip UAV FPV chịu thua xe tăng rùa

GD&TĐ - Máy bay không người lái kamikaze góc nhìn thứ nhất (FPV) của Ukraine đã không hiệu quả khi tấn công những xe tăng rùa của Nga trên chiến trường.