Áp lực 'nghẹt thở' của con nhà giàu

GD&TĐ - Đầu tư quá mức vào vật chất khiến đứa trẻ nhà giàu trở thành nhóm có nguy cơ cao mới được phát hiện về lạm dụng chất gây nghiện và trầm cảm.

Đưa các vấn đề phát triển của trẻ em nhà giàu vào chương trình nghiên cứu và dành cho chúng sự quan tâm đã trở thành một vấn đề của thời đại. (Ảnh: ITN).
Đưa các vấn đề phát triển của trẻ em nhà giàu vào chương trình nghiên cứu và dành cho chúng sự quan tâm đã trở thành một vấn đề của thời đại. (Ảnh: ITN).

Ở các nước phát triển, sự sung túc đã trở thành một căn bệnh nguy hiểm. Khi xã hội ngày càng thịnh vượng và số lượng người giàu không ngừng tăng lên, những hiện tượng xấu như “kiêu ngạo”, “phô trương”, “bạo lực” do một số con nhà giàu thể hiện thường xuyên xảy ra.

Đưa các vấn đề phát triển của trẻ em nhà giàu vào chương trình nghiên cứu và dành cho chúng sự quan tâm đã trở thành một vấn đề của thời đại.

Biểu hiện của vấn đề phát triển bất lợi

Không phải tất cả thanh thiếu niên giàu có đều gặp phải những vấn đề kể trên, nhưng so với những đứa trẻ khác, trẻ em từ các gia đình giàu có có tỷ lệ “không thích nghi” cao hơn. Chủ yếu thể hiện ở các khía cạnh sau:

Lạm dụng chất gây nghiện

Vấn đề lạm dụng chất gây nghiện đáng lo ngại nhất là nghiện rượu đã trở thành hành vi phổ biến ở trẻ em từ các gia đình giàu có, dẫn đến hàng loạt vụ ngộ độc rượu, kèm theo các vấn đề như chảy máu dạ dày, hành vi tình dục bừa bãi và bạo lực.

Trong khi việc thử nghiệm một số loại rượu và ma túy là một phần trong quá trình khám phá của thanh thiếu niên thì những đứa trẻ giàu có lại sử dụng thường xuyên hơn và với số lượng lớn hơn. Chúng không chỉ sẵn tiền để mua rượu mà còn có khả năng tiếp cận thuận tiện.

Hành vi phạm pháp

Mọi người thường nghĩ rằng nghèo đói có nhiều khả năng dẫn đến tình trạng phạm pháp ở trẻ vị thành niên, nhưng nghiên cứu của nhóm Luther (Hoa Kỳ) cho thấy, cả trẻ em nhà giàu và nhóm có hoàn cảnh khó khăn về kinh tế đều có mức độ vi phạm tương tự nhau, nhưng các loại vi phạm lại khác nhau.

Cụ thể, trẻ em từ các gia đình giàu có nhiều khả năng tham gia vào các hành vi trộm cắp và gian lận, chẳng hạn như ăn trộm tiền của cha mẹ hoặc anh chị em, ăn trộm đồ ở trường, xin tiền hoặc đồ vật của người lạ và vào một số nơi nhất định để mua những món đồ chúng thích.

Vấn đề tâm lý và tự làm hại bản thân

So với nhóm có hoàn cảnh khó khăn về kinh tế, trẻ em từ các gia đình giàu cũng trải qua tình trạng lo lắng và trầm cảm tương tự hoặc thậm chí nghiêm trọng hơn.

Nghiên cứu của Luther cho thấy, 22% bé gái thuộc nhóm khá giả có triệu chứng trầm cảm lâm sàng, tỷ lệ này cao gấp 3 lần so với nhóm bình thường (7%) và cao hơn so với bé gái thuộc nhóm có hoàn cảnh khó khăn về kinh tế (18%).

Về lo âu, 22% bé trai và 26% bé gái từ các gia đình giàu có có triệu chứng lo âu lâm sàng, cao hơn nhóm bình thường (17%).

Ngoài các vấn đề về tâm lý như lo âu, trầm cảm, trẻ em thuộc các gia đình giàu cũng có tỷ lệ tự làm hại bản thân cao hơn.

Giải pháp bảo vệ trẻ nhà giàu

1-dua-cac-van-de-phat-trien-5598.jpg
Hãy duy trì kết nối tình cảm với con cái, chia sẻ thời gian rảnh rỗi và giao tiếp tốt.

Để phòng ngừa các nguy cơ cho con, cha mẹ nhà giàu cần lưu ý một số giải pháp:

Đầu tiên, chúng ta cần nuôi dưỡng các giá trị có tính đến cả khía cạnh bên trong và bên ngoài. Chúng ta không chỉ nhấn mạnh đến việc duy trì thành công và đạt được thành tích mà còn giúp trẻ hình thành tính cách và hệ thống giá trị về sự chính trực cũng như lòng tốt.

Thứ hai là cân bằng mối quan hệ giữa công việc và gia đình, duy trì kết nối tình cảm với con cái, chia sẻ thời gian rảnh rỗi và giao tiếp tốt. Bởi vì ngay cả khi thanh thiếu niên có thể nhận được liệu pháp tâm lý chất lượng cao thì điều đó cũng không thay thế được tình cảm gắn bó của đứa trẻ với cha mẹ.

Thứ ba là thực thí nghiêm ngặt các quy tắc và ranh giới. Hãy chú ý đến sự tương tác và hoạt động giải trí của thanh thiếu niên, cấm tiệc tùng không có người giám sát và uống rượu không giới hạn, ngăn chặn các hành vi vi phạm.

Cuối cùng, hãy chủ động yêu cầu giúp đỡ. Hãy chú ý đến những vấn đề và nỗi đau của thanh thiếu niên, và nếu cần, cha mẹ cần chủ động tìm kiếm sự trợ giúp từ chuyên gia, nếu không, việc mù quáng che đậy sự riêng tư trong những tình huống khó khăn sẽ càng gây tốn kém và tổn hại cho gia đình.

Theo sohu.com

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Toạ đàm “Trí tuệ nhân tạo và ảnh hưởng trong các trường ĐH” trong khuôn khổ Hội thảo “AI và tương lai giáo dục ĐH”.

AI và tương lai giáo dục đại học

GD&TĐ - Ngày 11/12, hội thảo “AI và tương lai giáo dục ĐH” được tổ chức nhằm chia sẻ nghiên cứu, ứng dụng thực tiễn của trí tuệ nhân tạo trong giáo dục ĐH.