Anh: Sự “nhầm lẫn” tai hại trong cắt giảm đầu tư giáo dục

GD&TĐ - Chính phủ đã bị cáo buộc cố gắng cắt giảm ngân sách nhà nước ở Anh, sau khi cơ quan giám sát thống kê quốc gia cho biết, sẽ điều tra việc sử dụng các số liệu chi tiêu của Bộ Giáo dục (DfE) bao gồm học phí tư nhân để chống lại những lời chỉ trích.

Cơ quan giám sát cho biết họ nhận được khiếu nại về yêu cầu của Nick Gibb rằng chi tiêu cho GD của Anh là cao thứ ba trên thế giới
Cơ quan giám sát cho biết họ nhận được khiếu nại về yêu cầu của Nick Gibb rằng chi tiêu cho GD của Anh là cao thứ ba trên thế giới

Cắt giảm vô lý!

Cơ quan Thống kê Anh cho biết, họ đã nhận được khiếu nại về một yêu sách gần đây, được thực hiện bởi DfE và Bộ trưởng Tiêu chuẩn trường học, Nick Gibb, rằng chi tiêu cho GD của Anh là cao thứ ba trên thế giới.

Thế nhưng theo BBC, theo các số liệu công bố gần đây của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), chi tiêu cho GD ở Anh được tính toán bao gồm cả các khoản vay học phí cho SV ĐH cũng như các khoản phí của gia đình chi trả khi cho con theo học tại các trường tư thục, vốn nằm ngoài ngân sách của DfE.

DfE sẽ phải đối mặt với sự giám sát về việc tiếp tục sử dụng một tuyên bố rằng có thêm 1,9 triệu trẻ em trong các trường được xếp hạng bởi Tổ chức Đánh giá chất lượng GD của Vương quốc Anh (Ofsted) là tốt hay xuất sắc hơn tại thời điểm bầu cử năm 2010.

“Cơ quan Thống kê Anh và Văn phòng Thống kê đang điều tra các mối quan tâm được nêu ra và sẽ sớm công bố các kết quả điều tra ngay khi có kết luận”, một phát ngôn viên của cơ quan quản lý nói.

Vào ngày 28/9, người dân Anh đã chứng kiến một cuộc tuần hành của hơn 2.000 nhà giáo phản đối về kế hoạch cắt giảm tài trợ học đường của chính phủ. Đáp lại, DfE đã bảo vệ hồ sơ của mình và đưa ra tuyên bố: “OECD gần đây đã xác nhận rằng, Vương quốc Anh là nước chi tiêu cao thứ ba về giáo dục trên thế giới, chi tiêu nhiều hơn cho mỗi HS so với các nước như Đức, Úc và Nhật Bản”.

Bộ trưởng Tiêu chuẩn trường học, Nick Gibb, sau đó lặp đi lặp lại tuyên bố tương tự trong một cuộc phỏng vấn trên BBC, tiếp nữa DfE đã đăng tải lại tuyên bố này trong một blog trên trang web của mình.

Thế nhưng, các nhà phân tích và giới truyền thông đã lập tức chỉ ra rằng, dữ liệu của OECD đã so sánh chi tiêu GD theo tỷ lệ phần trăm sản lượng quốc gia, trong đó bao gồm chi tiêu chính phủ ở Anh và các nơi khác trong Liên hiệp Anh cùng với khoản vay học phí ĐH cho SV cũng như học phí tại các trường tư.

Các số liệu của OECD cũng bao gồm chi tiêu của chính phủ cho GD ở Scotland, xứ Wales và Bắc Ireland, mà trong hầu hết các trường hợp đều được phân bổ cho các hội đồng quốc gia ở những nước đó và không được tính trong ngân sách của DfE.

Đánh lận con đen?

Jules White, Hiệu trưởng của một trường trung học ở West Sussex, người đã tham gia vào công tác tổ chức cuộc biểu tình hôm 28/9, cho biết DfE đang cố gắng che đậy “những cắt giảm dã man đã được thực hiện cho ngân sách của trường học”.

“Ở mọi giai đoạn, chính phủ và DfE đã từ chối thừa nhận những cứ liệu từ một cơ quan độc lập về việc các số liệu áp dụng đã được đẩy lên quá khác so với thực tế” - White nói - “Các bộ trưởng giờ đây là những người chịu trách nhiệm cao nhất và chúng tôi kêu gọi họ ngừng sử dụng thông tin gây hiểu lầm đáng sợ, không công bằng cho các chuyên gia GD và quan trọng nhất đối với phụ huynh và HS”.

Viện Nghiên cứu Tài chính (IFS) đã ước tính rằng kinh phí cho mỗi HS ở Anh đã giảm 8% giữa năm 2010 và 2018, với 66.000 trẻ em ở các trường ở Anh trong năm nay so với năm trước, nhưng với 5.000 giáo viên ít hơn.

Đáp lại, một phát ngôn viên của DfE đã nói: “Thống kê OECD chú trọng đặc biệt vào thông tin về kinh phí học là vào năm 2015, trong số các quốc gia G7, chính phủ Anh đã dành phần trăm GDP cao nhất cho các tổ chức GD tiểu học và trung học”.

“Đây là một trong số các số liệu thống kê tại báo cáo OECD chứng minh Vương quốc Anh nằm trong số các chi tiêu cao nhất về GD ở cấp tiểu học và trung học, cho dù bạn xem chi tiêu như một phần của GDP, chi tiêu như một phần chi tiêu của chính phủ hoặc chi tiêu cho mỗi HS”.

“Các số liệu thống kê được kiểm chứng độc lập khác cho thấy chính phủ đang đầu tư vào các trường học. Các đánh giá cũng chỉ ra rằng những điều khoản thực tế chi phí cho mỗi HS vào năm 2020 sẽ cao hơn 50% so với năm 2000”.

Trước sự biện hộ của DfE, hàng loạt cơ quan chính phủ Anh cũng lên tiếng phàn nàn với cơ quan thống kê về các số liệu công bố, trong đó có Bộ Lao động. Cơ quan thống kê cũng đang điều tra một con số thường xuyên được trích dẫn bởi DfE và các bộ trưởng tuyên bố rằng, hơn 1,9 triệu HS ở Anh đang theo học các trường tốt hay xuất sắc hơn năm 2010.

Con số 1.9 triệu là chính xác, nhưng các chuyên gia - bao gồm Viện Chính sách GD - nói rằng nó không tính đến số lượng HS ở Anh đang tăng lên trong tám năm qua và thay đổi các tiêu chí kiểm định của Ofsted, làm cho sự so sánh trở nên vô nghĩa.

Theo The Guardian

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Lễ kết nạp đảng viên đối với anh Nguyễn Cảnh Cường (bìa trái) - Giám đốc thú y cụm trang trại 2 kiêm chuyên gia thú y của Dự án chăn nuôi bò sữa TH ở Nga.

Phía sau những ly sữa tươi sạch

GD&TĐ - Một trong những yếu tố căn bản phía sau làm nên thương hiệu sữa tươi TH chính là kinh nghiệm trong công tác xây dựng Đảng của Đảng bộ Công ty.